Sự kiện & Bình luận

Vu Lan - Nét đẹp trong văn hóa Phật giáo và truyền thống Việt Nam

Bùi Quyên
Đời sống
06:30 | 18/08/2024
Baovannghe.vn - Lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là dịp mỗi người con tỏ lòng hiếu thảo, tri ân công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, người đã khuất
aa

Diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, lễ Vu Lan là dịp để mỗi người con tỏ lòng hiếu thảo, tri ân công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, đặc biệt là những người đã khuất. Đây cùng là một trong những lễ hội quan trọng trong văn hóa Phật giáo và truyền thống dân tộc Việt Nam.

Vu Lan - Nét đẹp trong văn hóa Phật giáo và truyền thống Việt Nam
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Nguồn gốc và những hoạt động trong ngày lễ Vu Lan

Tương truyền, lễ Vu Lan bắt nguồn từ kinh điển Phật giáo, cụ thể là câu chuyện về ngài Mục Kiền Liên - một trong mười đại đệ tử của Đức Phật. Theo truyền thuyết, Mục Kiền Liên sau khi đạt được nhiều phép thần thông đã dùng phép thuật để tìm kiếm linh hồn mẹ mình. Khi phát hiện mẹ mình đang chịu đọa đày ở cõi quỷ đói, ngài đã nhờ Đức Phật chỉ dạy cách cứu thoát mẹ. Đức Phật đã hướng dẫn ngài lập đàn cúng dường, nhờ công đức của chúng Tăng mười phương vào ngày rằm tháng 7, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Từ đó, lễ Vu Lan trở thành ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên.

Thông thường, ngay từ đầu tháng 7, người dân đã có thể làm nghi thức cúng lễ Vu Lan với nhiều hoạt động mang tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Tại các chùa, những buổi lễ cầu siêu, tụng kinh, và dâng cúng được tổ chức trang trọng. Các Phật tử sẽ cùng nhau thả đèn hoa đăng, cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát. Cùng với lễ thả hoa đăng, một nét đẹp trong ngày Vu Lan phải được kể đến là nghi thức “Bông hồng cài áo”. Theo truyền thống, những ai còn mẹ sẽ cài một bông hồng đỏ lên ngực, biểu tượng của tình thương và sự hiện diện của mẹ trong cuộc đời. Những ai mất mẹ sẽ cài bông hồng trắng để tưởng nhớ và tri ân người mẹ đã khuất. Nghi thức này không chỉ nhắc nhở mỗi người về lòng hiếu thảo, mà còn tạo ra một không gian để mọi người lắng đọng, suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng.

Trong suốt quá trình hành lễ, mỗi người có thể thực hiện các hành động thiện nguyện, như giúp đỡ người nghèo, người già neo đơn, thể hiện lòng nhân ái và tinh thần "lá lành đùm lá rách".

Vu Lan - Nét đẹp trong văn hóa Phật giáo và truyền thống Việt Nam
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Lan tỏa ý nghĩa nhân văn

Để chuẩn bị tốt nhất cho những nghi thức quan trọng của ngày lễ Vu Lan báo hiếu, Giáo hội phật giáo Việt Nam đã chuyển Thông bạch đến tất cả các giáo hội trong cả nước. Thông bạch hướng dẫn hoạt động ngày Vu Lan không thu tiền cúng dường, khuyến cáo người dân không đốt vàng mã... Đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của ngày lễ chính là gắn kết tình cảm gia đình, nhắc nhở mỗi người về đạo lý làm người và tinh thần hiếu thảo. Trong cuộc sống hiện đại, khi con người bị cuốn theo nhịp sống hối hả, lễ Vu Lan là cơ hội để mỗi người dừng lại, nhớ về nguồn cội, và vun đắp tình thân. Và trong một chừng mực nhất định, ngày lễ còn nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình và xã hội, rằng hiếu thảo không chỉ dừng lại ở việc nhớ ơn và bày tỏ trong tháng Vu Lan hay ngày rằm tháng bẩy mà còn phải được thể hiện qua những hành động cụ thể trong đời sống hàng ngày.

Nhận thức về ngày lễ Vu Lan trong mỗi người khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là lòng thành kính, biết ơn của những người con đối với đáng sinh thành. Đây không chỉ là một nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, trong lòng Phật giáo mà còn trong tâm thức của mỗi người Việt Nam. Vẫn biết, đối với mỗi người con, tri ân, báo hiếu cha mẹ là phù hợp với đạo lý " Uống nước nhờ nguồn" của người dân Việt Nam ta, song cách thể hiện lại là điều được nhiều người quan tâm.

Vu Lan - Nét đẹp trong văn hóa Phật giáo và truyền thống Việt Nam
Nghi thức " Bông hồng cài áo" . Ảnh Internet

Bạn cũng như tôi, hẳn sẽ hoang mang khi có quá nhiều người sính đồ lễ, cho rằng càng nhiều tiền vàng, vật phẩm thì người thân của mình sẽ có cuộc sống dư giả ở thế giới bên kia theo suy luận " trần sao âm vậy". Nhưng không đúng, điều này chỉ là thỏa mãn niềm tin của chính chúng ta. Vì vậy, khi Giáo hội phật giáo Việt Nam đưa ra những khuyến cáo thì việc đốt vàng mã đã giảm hẳn. Điều này cho chúng ta thấy, Vu Lan không chỉ là nghi thức dành cho người đã mất, mà cũng chính là dành cho người còn sống nhìn nhận lại mình, kịp thời điều chỉnh hành vi, lối sống với những người xung quanh ta. Bởi đây chính là dịp để thắt chặt tình cảm gia đình, lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp trong cộng đồng hiện nay.

Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Vu lan vùng biên cương Chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu lan “Tự hào Tổ quốc & Mẹ Việt Nam”. Ra mắt chương trình nghệ thuật “Thói đời - Lưu Quang Vũ: Lăng kính, sân khấu và cuộc đời” Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Không đốt vàng mã dịp lễ Vu lan Tư tưởng Phật giáo: Lập trường giáo lý
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.