Văn hóa nghệ thuật

Xu hướng xây nhà sinh hoạt cộng đồng theo kiến trúc truyền thống

Thanh Hải
Kiến trúc
19:37 | 15/07/2024
Phong trào xây mới, phục dựng nhà sinh hoạt cộng đồng theo kiến trúc, vật liệu truyền thống giúp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương.
aa

Hiện, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Quảng Nam, Kon Tum đang có phong trào xây mới, phục dựng nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà rông, gươil...) theo kiến trúc và vật liệu truyền thống. Đây là dấu hiệu đáng mừng về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có của từng địa phương...

Tại Kon Tum, thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh đang có 479/503 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số đã xây dựng nhà rông (nhà sinh hoạt cộng đồng của người BaNa, Xơ Đăng...). Tỉ lệ thôn làng duy trì sử dụng nhà rông đạt 90%.

Xu hướng xây nhà sinh hoạt cộng đồng theo kiến trúc truyền thống
Nhà rông truyền thống tại Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, Kon Tum. Ảnh: Lê Nguyên

Khi xây dựng mới hoặc trùng tu, sửa chữa, đồng bào đã cố gắng phục dựng mô hình, kiến trúc nhà rông truyền thống. Đặc biệt, giảm dần và không sử dụng các vật liệu xây dựng tiện ích, hiện đại, nhưng không gần gũi như bê tông, sắt thép, đinh ốc, lợp tôn... Hiện người dân đang xây dựng, sửa chữa nhà rông bằng vật liệu truyền thống như gỗ, tre, nứa, tranh, mây.

Tại Quảng Nam, nhà sinh hoạt cộng đồng của làng đồng bào dân tộc thiểu số tương tự nhà rông ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, kiến trúc của loại nhà sàn này nhiều nét khác biệt. Nổi bậc nhất là gươl của người Cơ Tu.

Gươl là loại hình kiến trúc độc đáo, là sản phẩm văn hoá đã được người Cơ Tu vùng núi tỉnh Quảng Nam sáng tạo từ lâu đời mà nó còn mang sắc thái đặc thù lãnh thổ rất rõ rệt của cộng đồng Cơ Tu.

Gươl còn gắn với cồng chiêng, những điệu múa tung tung - da dá, với sinh hoạt hát lý của người Cơ Tu. Nhà sinh hoạt cộng đồng còn địa điểm tâm linh, rất thiêng liêng cao quí, nhưng gần gũi, thân thương không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội và tinh thần của người Cơ Tu.

Xu hướng xây nhà sinh hoạt cộng đồng theo kiến trúc truyền thống
Một Gươl của người Cơ Tu xây dựng theo kiến trúc, vật liệu truyền thống tại huyện Nam Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải

Dọc sườn đông của dãy Trường Sơn rộng lớn từ Quảng Nam đến Kon Tum có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như người Ve, Triêng (Thuộc nhóm Giẻ Triêng), người Xơ Đăng, Cor, Cadong, Cơ Tu… với số dân hàng chục ngàn người.

Mỗi dân tộc đều có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng, nhưng nhà sinh hoạt cộng đồng (Gươl, nhà rông) là nơi thể hiện rõ nét nhất cả về văn hóa vật thể và phi vật thể.

Từ lâu, nhà nước, chính quyền các địa phương đã có nhiều hỗ trợ, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số xây dựng, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng của làng. Tuy nhiên, rất nhiều nơi, việc trùng tu, tôn tạo, xây mới đã làm sai khác, thậm chí phá hỏng cả kiến trúc truyền thống của người bản địa. Bê tông hóa, lợp tôn hàng trăm nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà truyền thống, nhà gươl, nhà rông... của đồng bào miền núi để rồi bỏ hoang phí, vì làm xong thì xa lạ với văn hóa, truyền thống và tín ngưỡng của cộng đồng.

Riêng với cộng đồng Cơ Tu tại huyện Tây Giang, Quảng Nam có 63/78 làng đã có Gươl. Tại hai huyện Nam Giang và Đông Giang có 78/119 làng đã có Gươl mới theo kiến trúc và vật liệu truyền thống.

Xu hướng xây nhà sinh hoạt cộng đồng theo kiến trúc truyền thống
Một Gươil bị bê tông hóa, lợp tôn, xa lại với văn hóa truyền thống của người Cơ Tu tại Nam Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thanh Hải

Vì vậy, việc phục dựng, xây mới nhà sinh hoạt cộng đồng bằng vật liệu, kiến trúc truyền thống đang rộ lên như một phong trào hiện nay là một tín hiệu rất đáng mừng.

Không chỉ tích cực trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, lưu giữ văn hóa bản địa... mà còn là địa điểm tham quan, du lịch thu hút du khách gần xa, để phát triển kinh tế bền vững.

Theo Thanh Hải - Báo Lao Động

Nghệ thuật kiến trúc trên hành trình đi tìm bản sắc Việt Kiến trúc hiện đại: Giá trị riêng của Việt Nam Đánh giá đúng về "Di sản kiến trúc tập thể" Có một chữ Văn trong kiến trúc Việt Bộ sách đọc hiểu về tác phẩm hội họa và công trình kiến trúc
dantoctongiao.laodong.vn
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.
Bản tin Văn nghệ: Cuộc thi "Đưa Văn vào đời" - trao thiệp gửi yêu thương

Bản tin Văn nghệ: Cuộc thi "Đưa Văn vào đời" - trao thiệp gửi yêu thương

Baovannghe.vn - Cuộc thi thiết kế thiệp Văn học: Đưa Văn vào đời 2024, do Nxb Hội Nhà văn phối hợp tổ chức, Hội Nhà văn Việt Nam bảo trợ chuyên môn