Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng công tác lý luận, phê bình (LLPB) văn học, nghệ thuật trong 50 năm qua và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác LLPB Văn học nghệ thuật trong thời gian tới.
Ghi nhận từ BTC, sau gần 4 tháng ban hành kế hoạch và gửi thư mời viết tham luận đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, BTC tọa đàm đã nhận được 49 tham luận. Các tham luận tập trung khái quát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa văn nghệ.
Bên cạnh đó, các tham luận còn làm rõ thực trạng công tác LLPB Văn học nghệ thuật, tập trung phân tích, làm rõ thực trạng kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác LLPB, Văn học nghệ thuật TPHCM 50 năm sau ngày đất nước thống nhất và đề xuất những giải pháp nâng cao công tác LLPB Văn học nghệ thuật TP.HCM trong thời gian tới, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Phát biểu tại tọa đàm, đề cập đến mối quan hệ giữa LLPB với sáng tạo, TS Phí Thị Thu Hà (Văn phòng Chính phủ phía Nam) cho rằng, sáng tạo Văn học nghệ thuật đi trước, LLPB hình thành sau và công tác LLPB luôn mang tính định hướng cho các sáng tác. TS Phí Thị Thu Hà cho rằng “LLPB là một thành tố cơ hữu trong đời sống Văn học nghệ thuật, có chức năng thẩm định, đánh giá tác phẩm, tác giả; phát hiện các giá trị, các quy luật; dự báo, phát hiện cái mới; tham gia điều chỉnh, định hướng cho sự vận động, phát triển của Văn học nghệ thuật, củng cố lập trường tư tưởng chính trị vững chắc đến cả người sáng tác lẫn người thụ hưởng, thưởng lãm”.
Đại biểu tham dự tọa đàm |
Kết luận những vấn đề rút ra tại tọa đàm, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, các tham luận và các ý kiến phát biểu tại tọa đàm vó thể gom thành 5 nhóm giải pháp chính như sau: 1. Tiếp tục và không ngừng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, VHNT, của công tác LLPB VHNT trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay. Cần thực hiện thật tốt, thật kiên trì, bài bản trong cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu; trong các cơ quan và đội ngũ lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ. 2. Chủ động mở rộng, nâng cao việc tiếp nhận tư tưởng và lý thuyết từ nước ngoài (qua giao lưu, hội nhập, phiên dịch, giới thiệu, tiếp nhận, thu nạp các nguồn lý thuyết, LLPB tiến bộ, khoa học, hiện đại, phù hợp với truyền thống văn hóa, VHNT dân tộc và nhu cầu xã hội) trong thời đại toàn cầu hóa, văn hóa, VHNT cần gắn chặt với đời sống, với nền kinh tế thị trường, với quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công tác LLPB. 3. Coi trọng việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác LLPB. Đội ngũ này phải có nhận thức, trình độ có chuyên môn sâu, am hiểu văn hóa, VHNT dân tộc và các kiến thức, phương pháp hiện đại. Quan tâm xây dựng các cơ sở đào tạo có chất lượng cao. Mở rộng đối tượng tiếp nhận các nội dung LLPB VHNT thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Tăng cường định hướng thẩm mỹ cho công chúng VHNT, đặc biệt là thanh thiếu niên, và phát huy vai trò của văn hóa, VHNT trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người TPHCM. 4. Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu, bài học đã đạt được trong 50 năm qua, định hướng thẩm mỹ và công tác LLPB cần bảo đảm cao hơn tính định hướng, tính giáo dục, tính khoa học, tính hiệu quả. 5. Tăng cường nội lực của nhà LLPB bằng sự đổi mới cơ chế, chính sách, chú ý đãi ngộ, tôn trọng tự do sáng tạo, đổi mới, tạo điều kiện cho tác phẩm VHNT phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn đời sống tinh thần của xã hội... |
Đứng ở góc độ người sáng tác, đánh giá chung về mối quan hệ giữa LLPB đối với văn học, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, cho rằng, thời gian qua, LLPB chưa đi kịp với đời sống sáng tạo Văn học nghệ thuật nói chung, thậm chí còn lùi phía sau. Cũng theo bà Bích Ngân: “Đa số những vấn đề nóng bỏng, gay gắt cần LLPB lên tiếng thì lại e dè, chậm chạp, im ắng. Và như vậy, LLPB và sáng tác chưa thể đồng hành được. Đa số những vấn đề nóng bỏng, gay gắt cần LLPB lên tiếng thì lại e dè, chậm chạp, im ắng. Và như vậy, LLPB và sáng tác chưa thể đồng hành được”.
Ở lĩnh vực điện ảnh, nghệ sĩ Công Hậu đặt ra câu hỏi về chất lượng nghệ thuật ở những bộ phim ăn khách với doanh thu hàng trăm tỷ đồng, đã bảo đảm yếu tố nghệ thuật chưa? Theo nghệ sĩ Công Hậu, cần LLPB lên tiếng, phân tích để làm rõ, đánh giá bộ phim đó được gì và chưa được gì. Có như vậy mới giúp điện ảnh phát triển.
Theo ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM, cần phải nâng cao tầm quan trọng của công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay cũng như phù hợp với truyền thống văn hoá, văn học, nghệ thuật dân tộc và nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, văn hoá, văn học, nghệ thuật cần gắn chặt với đời sống, với nền kinh tế thị trường, với quá trình toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác lý luận, phê bình cũng cần được coi trọng. Đội ngũ này phải có nhận thức, trình độ có chuyên môn sâu, am hiểu từng lĩnh vực văn học nghệ thuật và hiểu được xu hướng hiện đại; tăng cường định hướng thẩm mỹ cho công chúng, nhất là thanh thiếu niên và phát huy vai trò của lĩnh vực này trong việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người TP.HCM.