Diễn đàn lý luận

Văn học - nghệ thuật với việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam

Hà Phương
Lý luận phê bình
00:00 | 26/10/2024
Baovannghe.vn - Hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, đi sâu làm rõ 4 vấn đề VHNT
aa

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của TS Ngô Phương Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cùng sự tham dự của các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa, nghệ thuật, các nhà văn, nhà báo…

Hội thảo nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Văn học, nghệ thuật với việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới” thuộc Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương do TS Ngô Phương Lan làm chủ nhiệm đề tài.

Tại báo cáo đề dẫn Hội thảo, TS Ngô Phương Lan cho biết, bà mong muốn qua hội thảo sẽ nhận được những chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quý báu và những ý kiến tâm huyết, góp phần vào sự nghiệp phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, đại biểu đã tập trung thảo luận 4 vấn đề: Nghiên cứu, nhận diện và làm rõ một số vấn đề lý luận khoa học và thực tiễn của hoạt động phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; Cung cấp những bài học kinh nghiệm, mô hình thành công về phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, quốc gia, dân tộc; Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị về phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật đối với hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Văn học - nghệ thuật với việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại hội thảo

Trên thực tế, Văn học, nghệ thuật được đánh giá là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần vào xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện con người Việt Nam. Đặc biệt, qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, dân tộc Việt Nam vốn không chỉ được biết đến là một dân tộc anh hùng, mưu trí, sáng tạo, kiên cường, bất khuất trong chiến tranh mà còn là quốc gia ổn định, năng động, an toàn, đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế. Qua Văn hoạc, nghệ thuật, Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn về du lịch với nhiều danh lam, thắng cảnh và nền văn hóa độc đáo; con người Việt Nam chăm chỉ, ham học hỏi, nắm bắt vấn đề nhanh và có tinh thần vượt khó. Văn học, nghệ thuật bằng sức mạnh mềm đã tạo nên tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua văn học, nghệ thuật hiệu quả hơn, sau khi làm rõ những khó khăn nội tại của văn học, nghệ thuật trong thực hiện sứ mệnh phát triển Văn hóa, các đại biểu chuyên gia đã đi đến thống nhất, cần phải có sự đầu tư thường xuyên, liên tục và xứng đáng giữa các lĩnh vực. Ví dụ như trong lĩnh vực Văn học, cần đầu tư cho công tác dịch thuật và có thể thành lập Viện dịch thuật để các tác phẩm văn học Việt Nam tiếp cận độc giả quốc tế nhiều hơn, dễ dàng hơn. Hay ở những lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh cần có sự đầu tư hướng đến các giải thưởng lớn, từ đó, các tác phẩm của Việt Nam được trưng bày ở những bảo tàng, không gian trưng bày quy mô trên thế giới. Bên cạnh đó, các loại hình nghệ thuật cần mở rộng tiếp cận đối tượng, độc giả, khán giả qua việc ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật số, các nền tảng mạng xã hội.

Ở góc độ quản lý, ông Đỗ Duy Anh, nguyên Phó cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) cho rằng, hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng việc tạo nên “sức mạnh mềm” thông qua việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hoá của đất nước, dân tộc mình và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hóa trên phạm vi toàn cầu đã và đang là lĩnh vực tạo nên khả năng đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Phát triển công nghiệp văn hóa trong đó có văn học, nghệ thuật là chủ trương xuyên suốt của Đảng trong các kỳ Đại hội. Để cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg). Kết quả thực hiện Chiến lược bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhất định về việc nâng cao nhận thức và khẳng định tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong sự phát triển chung của đất nước.

Chính vì vậy, trong những hoạt động xúc tiến thương mại, những chuyến công tác cấp trung ương, địa phương ra thế giới, Văn học, nghệ thuật bao giờ cùng là một nội dung quan trọng trọng trình làm việc của đoàn. Đây cũng là một kênh quan trọng, trưc tiếp để công nghiệp Văn hóa của Việt Nam nói chung, Văn học nghệ thuật nói riêng tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

Các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm: (1) Điện ảnh; (2) du lịch văn hóa; (3) nghệ thuật biểu diễn; (4) mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; (5) quảng cáo; (6) kiến trúc; (7) thiết kế; (8) thời trang; (9) thủ công mỹ nghệ; (10) xuất bản; (11) truyền hình và phát thanh; (12) phần mềm và các trò chơi giải trí.

-------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Quan tâm, gỡ khó để văn, nghệ sĩ sáng tạo Văn học, nghệ thuật chất lượng cao Bộ Chính trị "tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới" Tăng cường sự gắn kết trong phát triển văn học, nghệ thuật Phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền Văn học, Nghệ thuật Gỡ khó để phát triển sáng tác, quảng bá tác phẩm Văn học, nghệ thuật
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...
Microsoft ra mắt nhà xuất bản sách in truyền thống

Microsoft ra mắt nhà xuất bản sách in truyền thống

Baovannghe.vn - Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới - Microsoft đã chính thức bước chân vào ngành xuất bản sách với việc ra mắt 8080 Books, một nhà xuất bản được thiết kế để thúc đẩy sự đổi mới trong xuất bản và kể chuyện. Được đặt tên theo bộ vi xử lý Intel 8080 – nền tảng cho sự khởi đầu của Microsoft trong thập niên 1970 – 8080 Books không chỉ là một cột mốc mới trong chiến lược đa dạng hóa của công ty mà còn đại diện cho tham vọng đưa công nghệ vào thay đổi ngành xuất bản vốn còn nhiều hạn chế.
Trong y, một tảng băng trôi. Truyện ngắn của Hiền Trang

Trong y, một tảng băng trôi. Truyện ngắn của Hiền Trang

Baovannghe.vn- Đối diện nhau, con cá mập và Tử thần, kẻ bị giết và kẻ giết, con mồi và gã thợ săn, đối tượng của cái chết và tay sai của cái chết, con cá mập nằm sóng soại trên sàn thuyền, Tử thần thì đứng thẳng hiên ngang, một trục hoành - một trục tung, tạo thành một hệ tọa độ bất đắc dĩ giữa biển xanh sâu thẳm, mỗi kẻ đeo đuổi những huyễn tưởng khác nhau, nhưng sau rốt đều xuất phát cùng từ một gốc: ám ảnh về những trò ảo thuật.