Chiều ngày 20/10, tại Maii Art Space (72/7 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP HCM) triển lãm "Quê hương" do NSND Trà Giang tổ chức, chính thức khai mạc.
Nhiều khán giả xúc động khi đến xem triển lãm "Quê hương". Ảnh: Nguồn Internet |
Triển lãm "Quê hương" cho khán giả thấy những gì tốt đẹp, chân thành nhất qua góc nhìn của người NSND đã bước qua tuổi 82.
Nhiều khán giả xúc động khi đến xem triển lãm tranh và được xem lại bộ phim tài liệu "Dòng sông ký ức" (đạo diễn Nguyễn Thước), một tác phẩm theo thể loại phim tài liệu mới nhất về NSND Trà Giang. Bộ phim cũng vừa được trình chiếu tại Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 14 tại TP HCM.
Nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TP HCM, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM chia sẻ, tranh của NSND Trà Giang đa dạng về góc nhìn, cũng có nghĩa là phong phú về sắc thái biểu cảm. Với 25 bức sơn dầu đủ kích cỡ, được tuyển lựa kỹ lưỡng từ những sáng tác mới nhất, cho thấy bà rất thận trọng trong việc công bố những đứa con tinh thần của mình và tiếp tục làm công tác thiện nguyện".
NSND Trà Giang bắt đầu vẽ từ khoảng đầu năm 1999, đó là một dịp tình cờ nhưng lại là định mệnh, khi đó vào cuối năm 1999, khi chồng bà - GS Nguyễn Bích Ngọc - qua đời. Bà đã gửi tất cả niềm tin yêu vào hội họa và xem đó là không gian để bà an ủi tinh thần của mình sau mất mát quá lớn.
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, tại tỉnh Lạng Sơn dự kiến diễn ra từ ngày 2-4/11/2024, với chủ đề: “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”, ngày hội sẽ quy tụ các đại diện từ 8 tỉnh Đông Bắc bao gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Lạng Sơn.
Đây là dịp giới thiệu bản sắc đa dạng của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, đồng thời chào mừng 193 năm Ngày thành lập tỉnh và 115 năm Ngày sinh của anh hùng cách mạng Hoàng Văn Thụ - người con ưu tú của Lạng Sơn.
Những trang phục, phong tục văn hóa,… của các dân tộc vùng Đông Bắc sẽ được tổ chức tại Ngày hội. Ảnh: Nguồn BTC |
Chương trình dự kiến sẽ diễn ra trong bối cảnh trang trọng và đa dạng các hoạt động, từ lễ khai mạc, bế mạc, đến những màn trình diễn văn nghệ, trưng bày sản vật vùng miền, và các cuộc thi thể thao dân gian.
Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, dự kiến sẽ phát sóng trực tiếp trên kênh VTV2 và tiếp sóng trên các kênh VTV5 cùng các đài truyền hình địa phương, hứa hẹn mang lại bầu không khí lễ hội đến gần với hàng triệu khán giả khắp cả nước.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lạng Sơn, bên cạnh việc tái hiện các nghi thức lễ hội truyền thống, ngày hội cũng là nền tảng để các tỉnh giới thiệu tiềm năng du lịch phong phú và giàu có của mình. Những gian trưng bày sản phẩm văn hóa địa phương hay các món ẩm thực vùng miền không chỉ thu hút sự chú ý của du khách trong nước mà còn mở ra cánh cửa cho bạn bè quốc tế đến khám phá.
Cũng tại ngày hội dự kiến sẽ diễn ra sự kiện Hội thảo khoa học với chủ đề “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - Khơi nguồn và phát triển” sẽ quy tụ các chuyên gia hàng đầu, nhằm thảo luận các giải pháp bền vững để khai thác tiềm năng du lịch của khu vực.
Không chỉ dừng lại ở lễ hội, chương trình sẽ kết hợp các hoạt động giải trí và thể thao, với những cuộc thi kéo co, đẩy gậy, tung còn, và đi cà kheo - những trò chơi dân gian lâu đời đã trở thành biểu tượng văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc.
Cùng với lễ hội, là các không gian triển lãm với chủ đề “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc” sẽ giới thiệu những hình ảnh và hiện vật quý giá, giúp người tham quan có cái nhìn sâu sắc về sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Gian hàng của các doanh nghiệp địa phương cũng là điểm nhấn quan trọng, không chỉ quảng bá sản phẩm văn hóa mà còn mở ra cơ hội kết nối kinh tế, hỗ trợ phát triển du lịch bền vững.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc là sự kiện thường niên, không chỉ nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.
Dự án “Tuyến tàu điện số 6” thuộc dự án “Leng keng di sản” là một sáng kiến độc đáo nhằm khôi phục lại tuyến tàu điện xưa thành không gian trưng bày và trải nghiệm di sản ẩm thực Hà Nội. Dự án không chỉ khơi dậy các giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa Hà Nội mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản.
Không chỉ là một không gian trưng bày, toa xe di sản đưa hành khách trở về những ngày tháng xưa cũ của thời bao cấp, nơi mà mỗi món đồ mang theo một câu chuyện chất chứa bao nỗi niềm.
Từng món đồ như nồi gang, bếp dầu, cân đĩa,... không còn thấy trong xã hội hiện đại nhưng là những vật dụng quen thuộc một thời, như đang kể lại những câu chuyện buồn vui của quá khứ, gợi nhắc về một Hà Nội bình dị mà đáng nhớ.
Trên hành trình ngược dòng thời gian cùng “Tuyến tàu điện số 6”, ở mỗi trạm dừng, hành khách sẽ được đưa đến không gian trải nghiệm ẩm thực độc đáo.
Khung cảnh “Tuyến tàu điện số 6”. Ảnh: Nguồn: Internet |
Tại “Tuyến tàu điện số 6” những người làm dự án, đứng đầu là địa phương mong muốn có thể lan tỏa những giá trị di sản đến với mỗi người, để từ đó khơi dậy lòng tự hào văn hóa dân tộc, góp phần phát huy và bảo tồn các giá trị truyền thống.
Không chỉ dừng lại ở một toa tàu, theo kế hoạch, dự án “Tuyến tàu điện số 6” sẽ có thêm 7 toa tàu nữa được ra mắt. Tại mỗi toa sẽ mang một chủ đề ẩm thực khác nhau, như cơm, phở, bánh mì… Dự án hứa hẹn sẽ tạo nên một chuyến hành trình trải nghiệm di sản đầy thú vị và đặc sắc, đưa du khách khám phá trọn vẹn nền ẩm thực phong phú của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Không gian trưng bày và trải nghiệm di sản ẩm thực Hà Nội “Tuyến tàu điện số 6” mở cửa từ 14h- 22h các ngày trong tuần tại số 2 Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội).
----------
Bài viết cùng chuyên mục: