Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Bộ trang sức văn hóa Sa Huỳnh được đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia

Việt Thắng
Mỹ thuật
12:07 | 19/10/2024
Baovannghe.vn - Đây là các hiện vật phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
aa

Bộ trang sức văn hóa Sa Huỳnh được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với các hiện vật thuộc bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi hiện đang được lưu giữ tại kho hiện vật Bảo tàng Quảng Nam.

Đây là các hiện vật phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Di tích được phát hiện năm 2000 và được Bảo tàng Quảng Nam phối hợp với các nhà khảo cổ học của Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG Hà Nội, Viện Khảo cổ Chung và So sánh thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức khai quật từ năm 2002-2004.

Một số trang sức tìm thấy lại khu mộ táng Lai Nghi
Một số trang sức tìm thấy lại khu mộ táng Lai Nghi. Ảnh: Nguồn Internet

Theo Bảo tàng Quảng Nam, lý do lựa chọn vì đây là các hiện vật gốc, độc bản, được phát hiện trực tiếp tại khu mộ táng Lai Nghi qua khai quật khảo cổ, có tầng văn hóa nguyên vẹn và đã được phân tích niên đại bằng nhiều phương pháp.

Các hiện vật độc đáo về tạo hình, điển hình, có niên đại xác thực, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng qua khai quật khảo cổ học, có giá trị lịch sử, văn hóa, đáp ứng các tiêu chí được công nhận là bảo vật quốc gia.

Theo đó, các hiện vật đề nghị công nhận như sau:

Thứ nhất, bộ sưu tập trang sức vàng văn hóa Sa Huỳnh ở khu mộ táng Lai Nghi (gọi tắt bộ trang sức vàng) gồm 108 đơn vị hiện vật còn nguyên vẹn, có niên đại từ thế kỷ III trước Công nguyên đến giữa thế kỷ I Công nguyên.

Thứ hai, hiện vật mã não hình động vật có niên đại từ TK III TCN đến giữa TK I Công nguyên, gồm 2 hiện vật còn nguyên vẹn là hạt chuỗi/vật đeo chất liệu mã não khắc hình con chim nước kích thước nhỏ và khắc hình con hổ được khoan lỗ đeo dọc thân.

Nhằm phát huy tốt giá trị các cổ vật quý giá này, trong thời gian tới, Bảo tàng Quảng Nam sẽ triển khai các ứng dụng công nghệ số để bảo vệ, phát huy giá trị các bảo vật như quét 3D, số hóa hiện vật, tổ chức trưng bày trực tiếp và trực truyến, tuyên truyền, quảng bá, phát huy hơn nữa giá trị các hiện vật này trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Các tỉnh, thành có di sản trong các danh sách của UNESCO tập huấn chia sẻ kinh nghiệm

Tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên, Hội nghị Tập huấn xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước 2003 và tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO vừa được Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) tổ chức.

Tham dự có lãnh đạo Sở VHTTDL, các đơn vị/ phòng chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố, đại diện các cơ quan nghiên cứu văn hóa và đào tạo về di sản văn hóa thuộc Bộ VHTT&DL, Viện VHNT quốc gia Việt Nam, Viện Âm nhạc, các nghệ nhân tiêu biểu đại diện cho cộng đồng chủ thể thực hành các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh của 63 tỉnh/ thành phố.

Tập huấn xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước 2003 và tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO
Tập huấn xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước 2003 và tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO. Ảnh: Nguồn BTC

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua năm 2003. Ngày 20/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này, đánh dấu sự hội nhập, xác định vai trò quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể với UNESCO và các nước trên thế giới.

Theo Công ước 2003, các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là ghi danh vào các Danh sách, mà còn là việc các quốc gia cần thực hiện các biện pháp khác nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm cả di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh và di sản văn hóa phi vật thể chưa được ghi danh.

Một trong những biện pháp quan trọng và bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của Công ước 2003 là thực hiện nhiệm vụ báo cáo về tình trạng các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh tại các danh sách của UNESCO.

Tính đến nay, Việt Nam có 15 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO.

Trong đó, 13 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 02 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Đây là lần đầu tiên Cục Di sản văn hóa tổ chức tập huấn xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO. Hoạt động tập huấn cung cấp cho các học viên phương pháp, kỹ thuật viết báo cáo định kỳ từ nhiều góc độ khác nhau, hiểu về những thay đổi trong cơ chế báo cáo dựa trên kết quả kiểm kê hàng năm cũng như hiểu hơn về việc tích hợp các hoạt động bảo vệ di sản phi vật thể trên quy mô rộng.

Chiêm ngưỡng di sản quý hiếm của dân tộc Thái giữa lòng Hà Nội

Ngày 18/10, trưng bày “Nà pha-Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An” đã khai mạc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, giới thiệu bộ sưu tập đồ vải quý hiếm của đồng bào dân tộc Thái.

Trong không gian đậm sắc màu văn hóa tại tòa nhà Trống đồng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trưng bày “Nà pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của Người Thái Nghệ An” giới thiệu 190 tấm mặt chăn (nà pha), trong đó có tới 101 hiện vật đã được giám định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Không gian văn hóa Nà pha (Thái) giữa lòng Hà Nội
Không gian văn hóa Nà pha (Thái) giữa lòng Hà Nội. Ảnh: Nguồn BTC

Trưng bày Bộ sưu tập đồ vải quý hiếm của đồng bào dân tộc Thái đã đưa đến cơ hội cho công chúng Thủ đô cơ hội chiêm ngưỡng những di sản vô giá của dân tộc Thái Nghệ An ngay giữa lòng Hà Nội. Đồng thời, mở ra cánh cửa khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử hiếm thấy trên những hiện vật quý giá của sưu tập đồ dệt, thêu thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Thái ở Nghệ An. 190 tấm nà pha này được lựa chọn trong nhiều tấm đã được Công ty Trúc Lâm sưu tầm từ những năm 90 của thế kỷ trước tại vùng người Thái Trắng ở miền tây Nghệ An.

Trưng bày giới thiệu một phần bộ sưu tập đồ vải thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Thủ công Trúc Lâm. Các tấm nà pha được sưu tầm trong khoảng thời gian những năm 1990 tại vùng người Thái Trắng (nhóm Tày Mường) ở miền tây tỉnh Nghệ An.

Sự kiện do Công ty TNHH Một thành viên Thủ công Trúc Lâm tổ chức với sự phối hợp của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, và được mở cửa đón công chúng từ ngày 18/10/2024 đến ngày 17/1/2025.

Việt Thắng (tổng hợp)

----------

Bài viết cùng chuyên mục

Bản tin Văn nghệ: Võ Quang Phú Đức, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24 Bản tin Văn nghệ: Đề nghị xem xét, công nhận Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Bản tin Văn nghệ: Vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc Bản tin Văn nghệ: Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024 Bản tin Văn nghệ: Ra mắt những sản phẩm âm nhạc chất lượng, đỉnh cao
"Cu li không bao giờ khóc" giành giải  FIPRESCI  - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

"Cu li không bao giờ khóc" giành giải FIPRESCI - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

Baovannghe.vn - Sau chiến thắng tại Liên hoan, Phim Cu li không bao giờ khóc cũng đã được ấn định lịch phát hành tại Việt Nam vào ngày 15/11 tới.
Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10
Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Baovannghe.vn- Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo , dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.
Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Baovannghe.vn - Thành công nhất của Phạm Thị Bích Thủy trong Gia đình có bốn chị em gái là: viết như một can dự tích cực vào cuộc sống. Viết không phải là đi tìm câu trả lời, mà là liên tục tra vấn cái thế giới đầy những đổ vỡ và khủng hoảng này...