Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
Theo ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ căn cứ tiêu chí xét, chọn quy định tại Điều 6 Quy chế số 13-QC/BTGTW ngày 29/1/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2025 để xét chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng gửi về Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trước ngày 31/12/2024.
Đợt 2 xét tặng giải thưởng đối với tác phẩm sáng tác, hoạt động quảng bá trong thời gian từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2024. Lễ tổng kết, trao giải thưởng đợt 2 dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2025. |
Trước đó, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Quy chế Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; góp phần xây dựng đạo đức, nhân cách, tâm hồn và tình cảm con người Việt Nam; đề cao các giá trị chân - thiện - mỹ; đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội.
Một tiết mục nghệ thuật trong lễ trao giải. Ảnh nguồn: Internet |
Đồng thời Giải thưởng cổ vũ, động viên, ghi nhận sự tham gia và đóng góp có hiệu quả của văn nghệ sỹ, nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân vào hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Giải thưởng dành cho các văn nghệ sỹ, nhà báo, nhà nghiên cứu, hoạt động văn hóa, cán bộ, đảng viên, nhân dân có tác phẩm sáng tác, hoạt động quảng bá về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và có hồ sơ tham dự Giải thưởng gửi về: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; các Hội văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản của Trung ương, hoặc Ban tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy; Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an.
Người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập ở ngoài nước; người nước ngoài có tác phẩm, hồ sơ phù hợp với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao xét chọn, gửi dự Giải thưởng đúng với Quy chế Giải thưởng.
Điều 6 Quy chế số 13-QC/BTGTW ngày 29/1/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương quy định tiêu chí xét chọn, đó là tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản và hoạt động quảng bá về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được tặng giải thưởng là tác phẩm mới sáng tác, sưu tầm đã được in thành sách, báo, ảnh, tranh, bản nhạc và lời, nhạc không lời được thu tiếng, hoặc thu cả tiếng và hình vào USB, CD, VCD, DVD (văn học, nghệ thuật, báo chí, văn nghệ dân gian); đã dựng thành phim, trình diễn trên sân khấu (tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình, sân khấu, âm nhạc, múa); công trình đã xây dựng và được sử dụng (tác phẩm kiến trúc); công trình nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã được Hội đồng cấp ban, bộ, ngành Trung ương nghiệm thu; tác phẩm đã được tặng giải thưởng trong nước, quốc tế.
Tác phẩm sáng tác, hoạt động quảng bá đảm bảo đúng chủ đề; có tính phát hiện, sáng tạo; đạt chất lượng cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật; có hiệu quả tuyên truyền nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới.
Bên cạnh đó, tác phẩm sáng tác, hoạt động quảng bá có tác dụng tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; bồi đắp nền tảng tư tưởng, đạo đức, văn hóa trong Đảng và toàn xã hội. Có hiệu ứng xã hội tốt, phát hiện, cổ vũ, nêu gương, góp phần nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Xây dựng nhân cách con người Việt Nam; đấu tranh, phê phán cái xấu, cái ác, các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực.
Quy chế số 13-QC/BTGTW ngày 29/1/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương quy định không xét tặng giải thưởng sáng tác, quảng bá đối với các tác phẩm, công trình không đúng với chủ đề; các kịch bản, bản thảo, đề cương, bản vẽ thiết kế (sân khấu, múa, điện ảnh, âm nhạc, văn học, kiến trúc), các chương trình mang tính lễ hội, giao lưu, lễ kỷ niệm, các tác phẩm viết lời cho làn điệu dân ca vùng, miền (chèo, quan họ, cải lương, vọng cổ, bài chòi, ví dặm, đồng dao...) và những tác phẩm đang có tranh chấp về bản quyền.
Tập thể, cá nhân được xét tặng giải thưởng sáng tác, quảng bá có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; không tham gia các tổ chức trái với quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước; không phát ngôn, đăng tải, tán phát thông tin, quan điểm sai trái trên báo chí, mạng xã hội, trang thông tin cá nhân; không bị xử lý hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian hội đồng các cấp xét chọn tác phẩm, hồ sơ tham gia Giải thưởng./.
Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - hội thảo 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Phát biểu tại Hội nghị - Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết, bảo tồn di sản văn hóa là lĩnh vực hoạt động văn hóa khác biệt so với các lĩnh vực khác đã được hình thành và phát triển trước đó. Di sản văn hóa là sản phẩm và chứng nhân lịch sử, với giá trị trước tiên là một nguồn sử liệu đích thực và chính xác hơn những gì được ghi chép trên giấy. Vài chục năm gần đây, bên cạnh di sản văn hóa vật chất, còn hiện hữu một di sản thứ hai của dân tộc, đó là di sản văn hóa tinh thần, cũng cần được bảo lưu và trao truyền.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian tới, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đề nghị toàn ngành tập trung tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các Đề án, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa - nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, tập trung vào công tác nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về di sản văn hóa, đặc biệt là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa năm 2024, tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi để công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được triển khai hiệu quả trên thực tế.
Đồng thời, tháo gỡ các rào cản chính sách, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội, tạo động lực phát huy sức mạnh mềm, nội sinh của văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nghị - hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Ảnh: Chinhphu.vn |
Đại diện Cục Di sản văn hoá cho biết, hiện nay, trên cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, trong đó có: 34 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh (gồm 8 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 10 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh); 138 di tích quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng, 3.653 di tích quốc gia… Toàn quốc có 203 bảo tàng gồm 127 bảo tàng công lập và 76 bảo tàng ngoài công lập, lưu giữ và trưng bày trên 4 triệu tài liệu hiện vật, trong đó có nhiều sưu tập, hiện vật đặc biệt quý hiếm.
Việt Nam đã khẳng định là một trong những nước thành viên tích cực tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO, đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại. Di sản văn hóa đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và vào sự phát triển chung của đất nước.
Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 3986/QĐ-BVHTTDL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Đền Thánh Nguyễn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Lễ hội Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Tiến và Gia Thắng) diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 8-10/3 âm lịch). Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được tổ chức hằng năm nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức của Thiền sư Nguyễn Minh Không. Ngài là vị thiền sư tài năng, đức độ có nhiều công lao đóng góp đối với đời sống văn hóa, chính trị của Nhà nước Đại Việt thời Lý.
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ Đức Thánh Nguyễn tại Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Ảnh: BTC |
Lễ hội Đền Thánh Nguyễn gồm hai phần lễ và hội. Phần lễ có lễ mở cửa đền, lễ mộc dục, lễ cáo yết, lễ rước bách thần, tế yên vị, dâng hương, rước nước và lễ tạ. Phần hội có phiên chợ làng Điềm, nhiều trò chơi dân gian, trưng bày triển lãm ảnh, giới thiệu tuyến, tour du lịch tìm về cội nguồn cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trình diễn trang phục.
Từ xa xưa, dân gian lưu truyền rằng "Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương sinh thánh" để nói về vùng đất địa linh đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và Thiền sư Nguyễn Minh Không, vị Quốc sư triều Lý, quê quán ở làng Điềm Giang, ngôi đền thờ ngài - đền Thánh Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay.
Đây là ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, có tên gọi cổ xưa là Đàm Gia Loan, sau đổi là Đàm Xá, nay là hai xã Gia Tiến và Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Việc lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ có ý nghĩa lớn đối với người dân Ninh Bình mà còn tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Lễ hội sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến với Ninh Bình, góp phần nâng cao giá trị du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Theo đó "Đám cưới chuột" lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ cùng tên, vở diễn do Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội kể về cuộc sống thanh bình của làng chuột, nơi những chú chuột chăm chỉ lao động và gắn bó với nhau. Tuy nhiên, họ luôn phải đối mặt với sự áp bức từ "quan mèo" tham lam, kẻ liên tục bắt nạt và đòi cống nạp đồ vật, sính lễ.
"Đám cưới chuột" có sự tham gia của gần 30 nghệ sĩ xiếc, diễn viên múa. Ảnh BTC |
Vở diễn không chỉ mang lại trải nghiệm độc đáo, tính giải trí cao cho khán giả mọi lứa tuổi mà còn truyền tải thông điệp sâu sắc về tình làng nghĩa xóm, sự đoàn kết và tinh thần kiên cường chống lại cái ác.
Đỉnh điểm lễ cưới giữa nàng chuột Ly và chàng chuột Lang – đôi uyên ương tài sắc của làng chuột. Đám cưới bỗng chốc bị gián đoạn khi quan mèo xuất hiện, đòi cưới cô dâu làm vợ. Trước nguy cơ mất đi hạnh phúc của mình, dân làng chuột đã đoàn kết, cùng nhau luyện tập và tìm cách chống lại sự áp bức. Bằng sự thông minh và gắn kết, họ không chỉ giải cứu được nàng Ly mà còn khiến quan mèo phải thừa nhận sai lầm. Từ đó, hòa bình được lập lại trong làng chuột.
Vở diễn có sự tham gia của gần 30 nghệ sĩ xiếc, diễn viên múa, nhạc sĩ và đội ngũ biên đạo tài năng. Trong thời lượng 70 phút, vở diễn "Đám cưới chuột" hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những màn biểu diễn xiếc điêu luyện cùng một câu chuyện cảm động về tình yêu, tình bạn và sự đồng lòng đoàn kết, tạo nên sức hút đặc biệt cho tác phẩm.
Chia sẻ về vở diễn, đại diện Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội cho biết "Đám cưới chuột" kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật xiếc, múa và các yếu tố văn hóa dân gian. NSƯT Lê Ánh Tuyết, đạo diễn sân khấu, cho biết vở diễn không chỉ kể lại câu chuyện cổ tích về làng chuột một cách sinh động mà còn tái hiện những trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống như đấu vật, luyện võ, gợi nhớ nét đẹp văn hóa Việt. Ngoài ra, các tiết mục xiếc, múa và âm nhạc sống động sẽ cùng hòa quyện trong một không gian vui tươi, sáng tạo.
Được biết, "Đám cưới chuột" sẽ ra mắt tại rạp Đại Nam, Phố Huế, Hà Nội vào 20 giờ ngày 16/12/2024
Hà Phương