Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (Hà Nội), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trang trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cùng các đại biểu tham quan các gian trưng bày |
Tham dự triển lãm có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, Hà Nội và đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
Theo đó, triển lãm diễn ra từ ngày 20-12 đến hết ngày 22-12, tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), triển lãm sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc như: Trưng bày, giới thiệu của các chuyên ngành văn hóa nghệ thuật Quân đội, các đoàn văn công biểu diễn, bộ đội biểu diễn vũ điệu sinh hoạt tập thể, biểu diễn quân nhạc hành tiến, chiếu phim, hoạt động trải nghiệm, chương trình giao lưu với các văn nghệ sĩ tiêu biểu…
Ghi nhận từ BTC, việc thực hiện triển lãm giống như một “địa chỉ đỏ” thắp sáng lên tâm hồn mỗi người dân Việt Nam về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về tinh thần đoàn kết quân - dân, về truyền thống vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam; thiết thực bảo tồn và phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú và rạng rỡ các giá trị văn hóa, nghệ thuật cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Theo đó, ngày 20/12, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa và thể thao TPHCM, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM (Sở VH-TT TPHCM) cho biết trong năm 2024, Sở đã tham mưu UBND TPHCM thành lập Ban chỉ đạo lập hồ sơ trình UNESCO công nhận địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới. Trong năm 2025, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh, xem đây là mục tiêu cần sớm hoàn thiện.
Hệ thống đường ngầm trong khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi |
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm …
Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).
Đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn được cấu trúc từ hai đến ba tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên xuống giữa các tầng, có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp, phải thật gọn nhẹ mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Đây chính là chỗ bất ngờ với quân địch. Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…
Hiện nay, Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm: - Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia theo Quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979. - Địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004. |
Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt ngăn chặn quân địch tới gần.
Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.
80 bức tranh trong triển lãm “Thời gian” diễn ra chiều 20/12 của hoạ sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê đã gây ấn tượng với công chúng yêu hội họa thủ đô.
Những cột nhà cổ được kiến trúc sư Tùng Lê điêu khắc sáng tạo cùng tranh của Trần Nhật Thăng thành tác phẩm nghệ thuật. |
Sự độc đáo ở “Thời gian” chính là cuộc đối thoại giữa di sản kiến trúc dân gian và sáng tạo đương đại của kiến trúc sư Tùng Lê, song hành cùng thế giới nội tâm của Trần Nhật Thăng qua các bệ đỡ được thiết kế từ bộ sưu tập di sản kiến trúc xưa, những vật liệu gỗ mà anh sưu tầm trong các chuyến đi tới bản làng, vùng quê Việt Nam.
Từ những cột nhà, câu đầu tưởng là vô tri, Tùng Lê đã “tái sinh” chúng thành khung đế trụ phối hợp với chất liệu đồng, chạm trổ hoa văn vân mây làm nên một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hấp dẫn, mới lạ.
Với Trần Nhật Thăng chính những tác phẩm của Tùng Lê đã khơi gợi cảm hứng nghệ thuật mới để anh có sự thăng hoa trong sáng tạo. “Đó không chỉ là sự sáng tạo, giao hòa về chất liệu mà còn là sự thấu hiểu tính cách nghệ thuật. Chúng tôi cùng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có triết lý về thời gian và cuộc sống”, Trần Nhật Thăng chia sẻ.
80 tác phẩm “Thời gian” được chia làm 3 phần nội dung. Người xem sẽ được thưởng thức những bức tranh khổ lớn, tranh trên hệ cột cổ và những bức tranh chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá. Các bức tranh được thực hiện bằng nhiều chất liệu như: Giấy giang, bột cà phê, opoxy…
Những bức tranh khổ nhỏ của hoạ sĩ Trần Nhật Thăng. |
Triển lãm kéo dài đến ngày 27/12 tại Green Palm Gallery (39 Hàng Gai).