Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ ngày 7/1/2025

Việt Thắng (tổng hợp)
Mỹ thuật
16:32 | 07/01/2025
Baovannghe.vn - Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm và chùa Trăm Gian là những di tích có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài" xưa
aa

Hà Nội tu bổ, tôn tạo cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Ngày 6/1, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tổng mức đầu tư 267 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2026.

Được biết, cụm di tích Quốc gia chùa Trầm và chùa Trăm Gian là những di tích có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài" xưa.

Cụm di tích chùa Trầm, huyện Chương Mỹ. Ảnh Internet
Cụm di tích chùa Trầm, huyện Chương Mỹ. Ảnh Internet

Chùa Trầm (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ) còn có tên gọi là Long Tiên Tự, được xây dựng vào năm Cảnh Trị thứ bảy (1669). Ngôi chùa có địa thế rất đẹp, với các núi nhỏ bao quanh như Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ... mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.

Chùa Trầm cũng là nơi Bác Hồ từng về thăm và làm việc. Đặc biệt, đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đêm ngày 19, rạng sáng 20/12/1946.

Chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương) có tên chữ là “Quảng Nghiêm tự”. Theo truyền thuyết, chùa Trăm Gian có từ thời Lý Cao Tông (1185). Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều lần trùng tu, đến nay chùa chủ yếu mang phong cách kiến trúc thời Lê - Nguyễn nhưng vẫn còn một số dấu tích kiến trúc thời Trần.

Nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, UBND huyện Chương Mỹ đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước đó, ngày 6/9/2024, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian. Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đề xuất, góp ý trong việc bảo vệ, phát triển cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm gian.

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025

Với chủ đề Hoa Đào Xứ Lạng - toả sắc muôn phương, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17/1/2025 đến 26/2/2025 (tức từ 18 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đây là sự kiện văn hóa thường niên, tạo không gian văn hóa đặc sắc, mừng Đảng, mừng Xuân, góp phần quảng bá thương hiệu hoa đào Xứ Lạng, thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, thu hút du khách đến với Lạng Sơn - vùng đất biên cương của Tổ quốc.

Đêm khai mạc lễ hội sẽ diễn ra vào 20 giờ, ngày 7/2/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Ảnh: BTC
Đêm khai mạc lễ hội sẽ diễn ra vào 20 giờ, ngày 7/2/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Ảnh: BTC

Các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội gồm: không gian quảng bá về hoa đào, quảng bá văn hóa, du lịch của tỉnh; xây dựng đường hoa xuân phục vụ nhân dân, du khách tham quan.

Bên cạnh đó còn có hoạt động đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng lần thứ III năm 2025, với sự tham gia của một số tỉnh bạn; liên hoan diễn xướng Chầu văn Lạng Sơn mở rộng năm 2025; hội thi “Hương sắc ẩm thực Xứ Lạng” thành phố Lạng Sơn mở rộng năm 2025 và hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng…

TẾT Showcase

Một làn hơi quyến luyến của văn hóa truyền thống Á Đông, cùng nét hoài cổ của tĩnh vật mang dấu ấn dân gian sẽ hòa tụ tại Nương Náu Art Hub trong sự kiện trưng bày TẾT.

Bản tin Văn nghệ ngày 7/1/2025

TẾT Showcase có sự tham gia của các họa sĩ Vũ Thùy Mai, Nguyễn Minh, Trần Cường với góc nhìn nghệ thuật độc đáo về văn hóa phương Đông, những họa sĩ này sẽ truyền tải được trọn vẹn những cảm thức sống động, đầy tinh tế của riêng mình về những ngày xuân mới sang trong loạt tranh tĩnh vật của TẾT. Cùng với đó là các yếu tố văn hóa dân gian, tôn vinh những nét đẹp đầy lưu luyến của dòng lịch sử.

Thời gian: 10:00 – 18:00, 06 – 20/01/2025, tại Nương Náu Art Hub, 13B Nguyễn Gia Thiều, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mùi hương kí ức

Mùi hương kí ức

Baovannghe.vn - Nhà tôi nằm sâu trong một con hẻm nhỏ của thành phố. Một căn nhà tường nhỏ, không gác lửng, không lầu... Gia đình tôi cũng là một gia đình công chức bình thường như nhiều gia đình khác trong khu phố này.
Thành cổ Quảng Trị - Thơ Nguyễn Việt Chiến

Thành cổ Quảng Trị - Thơ Nguyễn Việt Chiến

Baovannghe.vn- Các anh đã hoá Thành cổ/ Nửa thế kỷ rồi
Vĩnh biệt nhà văn hóa Hữu Ngọc – Trí thức của thời khai mở

Vĩnh biệt nhà văn hóa Hữu Ngọc – Trí thức của thời khai mở

Nhà văn hóa Hữu Ngọc – người được mệnh danh là “cây cầu văn hóa Đông – Tây”, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu của thế kỷ 20 – đã qua đời ngày 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Với đời sống học thuật bền bỉ, tư duy khai phóng và năng lực đối thoại xuyên văn hóa hiếm có, ông để lại một di sản không chỉ gồm hàng chục tác phẩm bằng ba thứ tiếng, mà còn là hình mẫu trí thức công dân giữa thời đại biến động.
Gái Trường Sơn - Thơ Trần Thu Hà

Gái Trường Sơn - Thơ Trần Thu Hà

Baovannghe.vn- Trên mắt em mỗi ngày bình minh lên/ Lặng lẽ kiêu sa
Viết để cho hậu thế biết thế hệ cha anh mình đã sống, chiến đấu và hi sinh như thế nào

Viết để cho hậu thế biết thế hệ cha anh mình đã sống, chiến đấu và hi sinh như thế nào

Baovannghe.vn - Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt được biết đến là nhà văn của Binh chủng Tăng Thiết giáp, bởi suốt 38 năm quân ngũ của ông đều gắn với binh chủng này và gần như 16 đầu sách mà ông đã xuất bản đều gắn với câu chuyện về những người lính tăng.