Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An, cho rằng: “Dự án sẽ khó đảm bảo tiến độ nếu không có sự chung tay của các bên, đặc biệt là những chuyên gia Nhật Bản, bà con nhân dân Hội An cùng những người dân sống ngay cạnh công trình. Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu đã đạt được thành quả tốt đẹp như mong đợi, bảo tồn tối đa các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa của di tích, đáp ứng sự mong mỏi của người dân và chính quyền cũng như giới nghiên cứu kiến trúc và bảo tồn di tích. Việc hoàn thành tu bổ di tích Chùa Cầu còn mang ý nghĩa to lớn trong việc kỷ niệm hơn 20 năm sự kiện Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản.”
Ngày 3/8/2024, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra lễ khánh thành Chùa Cầu Hội An. Sau 19 tháng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hạ giải và thực hiện trùng tu Chùa Cầu đã được khôi phục nguyên vẹn. Các chi tiết, cấu kiện được giữ lại tối đa cho thấy các mục tiêu đặt ra ban đầu đã được giải quyết bài bản. |
Đại biểu cắt băng khánh thành Chùa Cầu |
Ông Sugi Ryotaro, nguyên Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản, có lời kể xúc động: “Tháng 3 năm 1989, tôi là người nước ngoài đầu tiên tại khối nước phía Tây tổ chức hòa nhạc từ thiện tại Việt Nam. Lúc đó, tôi đã có vinh dự được gặp cố Bí thư Đỗ Mười. Ngài đã nói với tôi rằng, "Đất nước chúng tôi muốn trở thành một cường quốc phát triển thịnh vượng như Nhật Bản". Tôi và ngài là chính hữu chiến đấu vì hòa bình tổ quốc, tôi hiểu được lời nói của ngài, và tôi đã hô vang "Hãy đánh lên tiếng chuông vì hòa bình và thịnh vượng Việt Nam". Xây dựng đất nước chính là giáo dục nuôi dưỡng con người. Vì vậy, việc đầu tiên tôi làm là xây dựng Trường Nhật ngữ Núi Trúc Sugi Ryotaro tại Hà Nội với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Tôi rất vui mừng vì trường Nhật ngữ của tôi đã đóng góp trong thời điểm đó. Lần đầu tiên tôi đến Hội An là cách đây 25 năm. Tôi rất xúc động với Chùa Cầu và qua 25 năm, tôi được chứng kiến chùa Cầu được tu bổ thành công. Tôi rất vui mừng và xúc động, một lần nữa tôi xin gửi lời chúc mừng đến toàn thể các quý vị, các ban ngành, các cơ quan liên quan và bà con nhân dân thành phố Hội An.
Chùa Cầu di sản 400 năm tuổi |
Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, cho biết dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng kinh phí phê duyệt là 20,2 tỉ đồng, trong đó giá trị xây lắp đơn vị trúng thầu là 13,3 tỉ đồng, được tài trợ từ 50% ngân sách tỉnh Quảng Nam và 50% ngân sách thành phố Hội An. |
Công cuộc xây dựng và thúc đẩy giao lưu giữa hai nước là một chặng đường dài và gian nan. Hiện nay, tôi lại tiếp tục trăn trở làm sao để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân Việt Nam. Tôi đã thành lập đội ngũ dự án "Bảo vệ tính mạng và sức khỏe người Việt Nam". Hôm nay, tôi và đội ngũ y bác sĩ Nhật Bản cùng với các thiết bị máy móc Nhật Bản đến Yên Bái để thực hiện khám gan miễn phí. Tôi vừa nhận được thông tin đã phát hiện một ca nhiễm Echinococcus, một loại bệnh ký sinh trùng không còn phát hiện tại Nhật Bản. Dự án của mình giúp ích cho bà con Việt Nam, nhưng đây chỉ là phát súng đầu tiên. Tôi hy vọng có thể thực hiện khám miễn phí đến 63 tỉnh thành Việt Nam.”
Việc tu bổ Chùa Cầu cũng là cơ hội để chúng ta quảng bá hình ảnh một Hội An năng động, giàu truyền thống và luôn hướng tới tương lai; đặc biệt là dịp để chúng ta đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn về quy trình, kỹ thuật, giải pháp tu bổ di tích, tạo cơ sở tham chiếu cho công tác bảo tồn đối với các di sản hiện có của tỉnh và cả nước hiện nay.
Đình Khánh & Anh Dũng | Báo Văn Nghệ
-----------
Bài viết cùng chuyên mục: