Văn hóa nghệ thuật

Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế

Ngọc Văn
Văn hóa nghệ thuật
19:24 | 01/12/2024
Baovannghe.vn - Hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu đến từ Huế, TP.HCM, Nam Bộ được giới thiệu tại triển lãm chuyên đề Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử.
aa

Ngày 29/11, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế cùng Bảo tàng TP.HCM phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử, với sự góp mặt của hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu đến từ Huế, TP.HCM, Nam Bộ.

Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu đến từ Huế, TP.HCM, Nam Bộ được giới thiệu tại trưng bày chuyên đề

Hoạt động trưng bày chuyên đề lần này tập trung vào chủ đề Từ Thuận Hóa - Phú Xuân đến Cố đô Huế - nơi hội tụ và kết tinh di sản văn hóa dân tộc và chủ đề Từ Nam Bộ xưa (thế kỷ XVII-XIX) đến Sài Gòn nay.

Trưng bày chuyên đề Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử mang đến cho công chúng, du khách cái nhìn tổng thể về lịch sử hình thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của Phú Xuân - Huế (từ năm 1558), lịch sử thành lập thành Gia Định - Sài Gòn và quá trình khai phá lãnh thổ về phương Nam của ông cha ta (từ năm 1698).

Bên cạnh đó, chuyên đề cũng giới thiệu những thành tựu đã đạt được về kinh tế, văn hóa và những khó khăn thử thách của việc xác lập chủ quyền nước Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Những dấu ấn văn hóa đậm nét trong sinh hoạt, phong tục tập quán... sự giao thoa, hòa quyện giữa văn hoá cung đình và văn hóa dân gian để hình thành nên đặc trưng văn hóa vùng miền của cư dân Nam Bộ xưa.

Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Giới thiệu ấn quý có từ thời nhà Nguyễn

Trong chuyên đề lần này, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế còn công bố, giới thiệu bộ sưu tầm hiện vật Phong Sơn có niên đại từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Theo nhận định của một số chuyên gia, đây là một số hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo trong cuộc bôn tẩu ra Tân Sở, Quảng Trị, sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế (năm 1885).

Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Hiện vật Phong Sơn được giới thiệu tại trưng bày chuyên đề

Dịp này, Bảo tàng TP.HCM giới thiệu nhiều hiện vật rất có giá trị như ấn Lương Tài Tử, ấn Khâm sứ đại thần quan phòng, ấn An Lập Châu, ấn ký Xà Cầu (kiều) tổng chánh tổng ký, tờ sai, bản đồ quý... có niên đại từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20.

Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Các bạn trẻ hào hứng trải nghiệm thực tế về sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của xứ Huế

Ngoài ra, trưng bày chuyên đề còn bố trí không gian trải nghiệm thực tế dành cho công chúng, du khách trong nước và quốc tế về những công đoạn hoàn hoàn thành các sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của xứ Huế như làm hoa giấy Thanh Tiên, tô tượng ông công, ông táo (TP. Huế)...

Qua đó, quảng bá và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa của nghề thủ công truyền thống xứ Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời tôn vinh những đóng góp thầm lặng của các nghệ nhân dân gian với các nghề thủ công truyền thống.

Những hình ảnh trưng bày chuyên đề Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử:

Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
Công bố hiện vật được vua Hàm Nghi mang theo sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế
tienphong.vn
Lúc sống nguyện như tia lửa cháy rực rỡ, lúc chết nguyện như bông tuyết nhẹ nhàng rơi

Lúc sống nguyện như tia lửa cháy rực rỡ, lúc chết nguyện như bông tuyết nhẹ nhàng rơi

Ngày 4 tháng 12 năm 2024, nữ văn sĩ, biên kịch, nhạc sĩ, và nhà sản xuất phim nổi tiếng Quỳnh Dao được phát hiện đã qua đời tại nhà riêng ở Đạm Thủy, Đài Bắc - Đài Loan, hưởng thọ 86 tuổi. Giờ đây, khi huyền thoại khép lại, nhìn lại cuộc đời bà, quả đúng như lời bà từng nói: "Lúc sống, nguyện như tia lửa, cháy rực cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Lúc chết, nguyện như bông tuyết, nhẹ nhàng rơi xuống, hòa vào cát bụi." Dưới đây xin giới thiệu trích đoạn từ cuốn sách "Câu Chuyện Của Tôi" của nữ sĩ Quỳnh Dao.
Bệnh ăn theo. Tạp bút của Ái Chân

Bệnh ăn theo. Tạp bút của Ái Chân

Baovannghe.vn - Tức là a dua. Hùa theo một uy tín văn học nào đó hoặc một nếp nhận định lấn át nào đó. Tôi có hai dẫn chứng.
Bài ca Côn Sơn - Một tiếng thở dài bất tận

Bài ca Côn Sơn - Một tiếng thở dài bất tận

Baovannghe.vn - Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi là bài thơ thể hiện tập trung tiêu biểu hồn cốt cái thú lâm tuyền của người ẩn sĩ, đồng thời là những quan niệm về nhân sinh, về lẽ tiến thoái (xuất - xử) của nhà Nho không gặp thời.
Người dựng lên cả một thế giới

Người dựng lên cả một thế giới

Baovannghe.vn- Là một nhà thơ nhân dân, Ezekiel còn là một kịch tác gia tài danh, nhà phê bình bách khoa, và một viện sĩ có đầy đủ thẩm quyền,
Nhà tranh vách đất. Tản văn của Nguyễn Đức Lợi

Nhà tranh vách đất. Tản văn của Nguyễn Đức Lợi

Baovannghe.vn - Việc làm được của bố mẹ là sự đoàn kết và tấm lòng hiếu thuận, thương quí nhau của các con. Căn nhà tranh vách đất mẹ không có giá trị tranh giành, vì nó không mang quyền năng hồi môn…