Tiếp tục chú trọng vào chất lượng và tính đa dạng của hiện vật, tại phiên đấu này, Le Auction House chắt lọc tác phẩm của các tên tuổi như Joseph Inguimberty, Alix Aymé, Jean Louis Paguenaud, André Maire, Claude Lemaire... những người đã không chỉ đến sáng tác, ghi chép lại cảnh vật và đời sống bằng ngôn ngữ hội họa mà còn cống hiến cho sự phát triển của mỹ thuật bản địa.
Từ trái qua phải: “Con đường ở Provence” (46x56cm, sơn dầu trên toan) của Joseph Inguimberty; "Cảnh chùa ngày xuân” (33.5x46cm, sơn dầu trên toan) của Jean Louis Paguenaud; “Đồ chơi” (34.5x17.2cm, mực và màu trên lụa) của Alix Aymé; “Khỏa thân bên bờ biển” (60.5x91cm, sơn dầu trên bìa cứng) của André Maire |
Sau khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, thế hệ sinh viên của trường đã không ngừng nỗ lực và để lại dấu ấn đậm nét với bạn bè quốc tế. Trong đó, không thể không nhắc đến bộ tứ lừng danh "Phổ - Thứ - Lựu - Đàm", cùng các danh họa nổi bật khác như: Nguyễn Gia Trí, Lê Quốc Lộc, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Huyến, Đỗ Đình Hiệp, Trần Phúc Duyên, Phạm Thúc Chương, Trịnh Hữu Ngọc, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái...
Từ trái qua phải: “Thiếu nữ đọc sách” (25x13cm, mực và màu trên lụa) của Mai Trung Thứ; “Món tráng miệng” (65x81cm, sơn dầu) của Lê Phổ; “Em bé trong vườn hoa” (35x21cm, mực và màu trên lụa) của Lê Thị Lựu; “Cô gái” (38x27cm, mực và màu trên lụa) của Vũ Cao Đàm |
Từ trái qua phải: “Vườn xuân” (57x77cm, sơn mài) của Nguyễn Gia Trí; “Chân dung” (mực và bột màu trên giấy, 50x37cm) của Đỗ Đình Hiệp; “Phong cảnh làng quê” (30.2x30.2cm, sơn mài) của Hoàng Tích Chù |
Từ trái qua phải: “Trung thu” (40x69cm, bột màu trên giấy) của Nguyễn Tư Nghiêm; “Chân dung cô gái” (51x36cm, phấn màu, 1977) của Dương Bích Liên; “Phố cổ” (50x70cm, sơn dầu, 1986) của Bùi Xuân Phái |
Phiên đấu cũng mang tới công chúng tác phẩm của Trần Lưu Hậu, Lê Huy Hòa, Lưu Công Nhân, Nguyễn Trọng Kiệm, Trần Đông Lương, Mai Long, Linh Chi... những học trò xuất thân từ Khóa Kháng chiến với các sáng tác bình dị nhưng chan chứa tinh thần thời cuộc. Ngoài ra, phiên còn có các tác phẩm của Lê Công Thành, một đại diện tốt nghiệp khóa Tô Ngọc Vân 1955-1957.
Từ trái qua phải: “Thiếu nữ dân tộc” (70x54cm, mực và màu trên lụa) của Linh Chi; “Chân dung” (80x60cm, sơn dầu, 1988) của Nguyễn Trọng Kiệm; “Cô gái” (53.5x39.5cm, mực và màu trên lụa) của Trịnh Hữu Ngọc; “Cô gái búi tóc trên sông” (68x41.5cm, màu nước trên giấy) của Mai Long |
“Thiếu nữ cầm quạt” (60x50cm, sơn dầu) và “Thiếu nữ áo xanh” (59x50cm, sơn dầu) của Lê Công Thành |
Phiên đấu cũng đưa đến tác phẩm của họa sĩ Tôn Thất Đào, Tôn Thất Văn, Lê Bá Đảng cùng các sáng tác của Tú Duyên, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Trần Văn Hà, Lê Thy và nhiều tên tuổi nổi bật khác.
Từ trái qua phải: “Phong cảnh” (35.5x55 cm, mực và màu trên lụa) của Tôn Thất Đào; “Trừu tượng” (30x23cm, sơn dầu) của Nguyên Khai; “Thiếu nữ” (130x130cm, sơn dầu, 2001) của Hồ Hữu Thủ |
Bên cạnh đó, phiên đấu còn có sự xuất hiện của các sáng tác đương đại Việt như một sự tiếp nối trên chặng đường phát triển của mỹ thuật nước nhà. Đó là các tác phẩm của Bùi Tuấn Thanh, Đặng Xuân Hòa, Đinh Quân, Phạm Hà Hải, Đoàn Xuân Tặng, Bùi Văn Tuất, Vũ Quang Hưng, Nguyễn Ngọc Anh...
Từ trái qua phải: "Sáng mùa đông” (40x50cm, sơn dầu trên toan) của Phạm Hà Hải; “Gia đình họa sĩ” (68x68cm, sơn dầu trên vải, 2003) của Đặng Xuân Hòa; “Mẹ và con” (40x30cm, sơn mài) của Bùi Tuấn Thanh; “Chân dung” (35x31cm, sơn dầu) của Bùi Văn Tuất |
Có thể nói, các tác phẩm tại phiên đấu lần này đa dạng, với mức giá ước tính phù hợp và dễ tiếp cận với nhiều nhóm nhà sưu tập. Theo Le Auction House, dù các phiên đấu được tổ chức và lên lịch thường xuyên trong năm, nhưng mỗi sự kiện lại mang đến một phát hiện mới. Đây chính là một minh chứng cho sự trù phú và còn nhiều tiềm năng khai phá của hội họa nước nhà.
Phiên đấu diễn ra vào 17 giờ ngày 2/11/2024. Triển lãm trước phiên mở cửa đón tiếp công chúng từ ngày 27/10 đến hết 1/11/2024 tại địa chỉ: 44 Yên Phụ, Aqua Centrel tầng 1, Ba Đình, Hà Nội. |
Xuân Phong | Báo Văn nghệ
(Ảnh tranh: Le Auction House)
------------
Bài viết cùng chuyên mục: