Văn hóa nghệ thuật

Trường Mỹ thuật Đông Dương - Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt

Xuân Phong
Mỹ thuật
16:41 | 28/10/2024
Baovannghe.vn - Có thể nói, Trường Mỹ thuật Đông Dương là nơi khởi nguồn của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Sau 100 năm tồn tại, trường đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình đặt nền móng, xây dựng, phát triển cũng như mang lại hào quang nghệ thuật bản sắc Việt.
aa

Ngày 27/10/1924, Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin ký ban hành Nghị định thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (tức Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương), tiền thân của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay, với vị hiệu trưởng đầu tiên là họa sĩ Victor Tardieu (1870-1937).

Trường Mỹ thuật Đông Dương - Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Tòa nhà Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1929 - Ảnh: Tư liệu

Trường Mỹ thuật Đông Dương ban đầu giảng dạy về hội họa, điêu khắc, trang trí, mỹ học, lịch sử nghệ thuật, khảo cổ, nghệ thuật kiến trúc Viễn Đông... theo chương trình cao đẳng 3 năm. Kỳ thi tuyển sinh diễn ra vào tháng 9 hằng năm, gồm các môn: vẽ mặt mộc, trang trí, vẽ phong cảnh. Mỗi năm một lần, trường sẽ trưng bày công khai những công trình xuất sắc của sinh viên trong 8 ngày.

Năm đầu tiên, trường có 12 sinh viên, với giảng viên và cố vấn là những người có nhiều ảnh hưởng đối với nền mỹ thuật Đông Dương như Inguimberty, Sabatier, Ponchemin, Nam Sơn. Năm 1926, thời gian học nâng từ 3 năm thành 5 năm. Ban đầu trường chỉ có khoa Hội họa, các năm sau đó, trường có thêm các khoa Kiến trúc, Điêu khắc; mở rộng nghiên cứu về sơn dầu và nghệ thuật sơn mài...

Trường Mỹ thuật Đông Dương - Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Họa sĩ Victor Tardieu - Ảnh: Tư liệu

Theo Charlotte Aguttes-Reynier trong cuốn sách Nghệ thuật hiện đại Đông Dương, họa sĩ Victor Tardieu đã dành nhiều tâm huyết xây dựng chương trình đào tạo để chấn hưng nghệ thuật An Nam, phát huy di sản truyền thống phương Đông dựa trên nền tảng hội họa phương Tây, với tham vọng xây dựng một trường phái Hà Nội phát triển mạnh mẽ, không thua kém các trường phái đang nổi tiếng trên thế giới. Sự ra đi của Victor Tardieu vào năm 1937 cũng đồng thời chấm dứt thời kỳ sơ khai và đầy khó khăn của trường. Các thế hệ học trò luôn nhớ mãi về ông với sự trân trọng và tình cảm đặc biệt. Hằng năm, họ tập trung vào "ngày Tardieu" để tưởng nhớ người thầy đáng kính.

Sau khi được chỉ định giữ chức hiệu trưởng năm 1938, ông Jonchère chú trọng phát triển nghệ thuật sơn mài và cho mở các khoa Đồ gỗ, Gốm sứ. Ngày 25/4/1938, trường trở thành trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng theo quyết định ban hành của Toàn quyền Brévié.

Trường cũng hỗ trợ các cựu sinh viên trưng bày tác phẩm nghệ thuật của mình. Từ cuộc triển lãm đầu tiên tổ chức tại Sài Gòn (tháng 11/1938), các cuộc triển lãm sau đó đã gặt hái nhiều thành công, khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo của trường. Ngày 9/2/1939, Toàn quyền Brévié ban hành nghị định chính thức công nhận sự tồn tại của Hội Nghệ sĩ trường Mỹ thuật.

Ngày 22/10/1942, Toàn quyền Đông Dương ký ban hành nghị định về việc tách trường Cao đẳng Mỹ thuật gồm các khoa Hội họa, Sơn mài, Điêu khắc và Kiến trúc ra khỏi trường Mỹ thuật ứng dụng (gồm các khoa Gốm sứ, Đồ gỗ, Điêu khắc và sau này có thêm khoa Đồng, Thảm, Đồ đan lát).

Từ khi thành lập đến nay, Trường Mỹ thuật Đông Dương đã trải qua nhiều giai đoạn và đổi tên nhiều lần: Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945); Trường Cao đẳng Mỹ thuật (1945-1950); Trường Mỹ thuật Trung cấp (1950-1957), với hai khóa đào tạo đặc biệt là Khóa Kháng chiến và Khóa Tô Ngọc Vân; Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1957-1981); Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1981-2008); Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2008 đến nay).

Trường Mỹ thuật Đông Dương - Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Phòng tranh của Trường Mỹ thuật Đông Dương - Ảnh: Tư liệu
Trường Mỹ thuật Đông Dương - Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Những sinh viên đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương - Ảnh: Tư liệu

Sau 100 năm tồn tại, Trường Mỹ thuật Đông Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình đặt nền móng, xây dựng và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư tài năng đã trưởng thành từ trường và gặt hái nhiều thành công, có thể kể đến những "bộ tứ" như: Phổ - Thứ - Lựu - Đàm; Trí - Lân - Vân - Cẩn; Nghiêm - Liên - Sáng - Phái.

Xuân Phong | Báo Văn nghệ

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Phiên đấu giá tranh "Những huyền thoại từ Trường Mỹ thuật Đông Dương" Đấu giá tranh "Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20" Triển lãm Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng nửa đầu thế kỷ 20' Hội ngộ mỹ thuật Đông Dương Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm và những tác phẩm tiêu biểu
Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ duy trì lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ duy trì lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét, ngày nắng hanh.
Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Baovannghe.vn - Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên là mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc, ở đó tác giả gửi gắm những điều tốt lành như ước mơ ai cũng được thả lên trời cao và lời chúc cho những người con của quê hương dù đi đâu xa đều gặp may mắn, duyên lành để "nhớ lối trở về".
Di sản bất hòa ở Đông Âu

Di sản bất hòa ở Đông Âu

Baovannghe.vn - Tinh thần dám đối diện với quá khứ, dám chấp nhận sự đa dạng của văn hóa đã giúp các quốc gia Đông Âu và cả châu Âu bước qua nhiều trở ngại để bảo tồn và khai thác khối di sản kiến trúc XHCN ở Đông Âu.
Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Baovannghe.vn - Sầm Sơn đang góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa đứng top đầu các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế, văn hóa...
Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Baovannghe.vn - Ngày 20 tháng 11 năm 2024, quả chuối mang tên Comedian của Maurizio Cattelan đã được bán tại nhà đấu giá Sotheby’s với giá 6,24 triệu đô la, trở thành tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất trong giới nghệ thuật đương đại. Một quả chuối dán tường với cuộn băng keo đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, không chỉ vì giá trị vật chất, mà còn vì các câu hỏi nó đặt ra về giá trị thực sự của nghệ thuật.