Sự kiện & Bình luận

Dịch sách Việt ra thế giới : Vẫn là con đường “tự thân vận động”.

Anh Thư
Đời sống
06:00 | 10/07/2024
Tọa đàm " Văn học trẻ đương đại Việt - Hàn và văn học hai nước trong bối cảnh toàn cầu” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề dịch sách Việt ra thế giới
aa

Theo đó, tọa đàm " Văn học trẻ đương đại Việt - Hàn và văn học hai nước trong bối cảnh toàn cầu” đã có những trao đổi về việc giới thiệu văn học hai nước với nhau và giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới bằng ngôn ngữ tiếng Hàn, tiếng Anh... Việc dịch và quảng bá văn học được xem là vấn đề luôn nhận sự quan tâm, bàn luận trong nhiều cuộc giao lưu, tọa đàm văn chương.

Tại tọa đàm, những kinh nghiệm từ việc lan tỏa, quảng bá văn học Hàn Quốc nói riêng cũng như câu chuyện về chiến lược xuất khẩu sách ra thế giới từ nhiều nước đã được các nhà văn/nhà làm sách các nước chia sẻ. Nhiều khó khăn, thử thách đã được nhận diện rõ nhưng chưa có giải pháp hiệu quả. Những người cầm bút, các dịch giả tâm huyết cũng như nhà làm sách và hội nhà văn đều nỗ lực thúc đẩy các hoạt động giao lưu, quảng bá tác phẩm trong nước. Tuy nhiên, có một thực tế đặt ra, đó là sự thiếu hụt một quỹ dịch thuật cũng như sự quan tâm đầu tư từ phía Nhà nước khiến những cuộc tìm lối cho văn học Việt ra thế giới cho đến nay vẫn hoàn toàn tự phát.

Chia sẻ tại tọa đàm, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM - nhà văn Bích Ngân, cho biết: “Việc tổ chức gặp gỡ, giao lưu với các nhà văn quốc tế là hoạt động cần thiết, nhằm góp phần quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới và ngược lại. Đây còn là nhu cầu cấp thiết, bởi sứ mệnh văn chương là khám phá và nuôi dưỡng cái đẹp của tâm hồn. Quảng bá văn chương chính là quảng bá cái đẹp cốt lõi của con người, của dân tộc, quốc gia”. Thông qua các hoạt động giao lưu, kết nối văn học giữa 2 nước, Hội Nhà văn TPHCM đã xuất bản được 2 tập thơ song ngữ Việt - Hàn: Cây tâm hồn, gồm các nhà thơ từ TPHCM và TP Daegu.

Trên thực tế, từ đời sống sáng tác nói chung, dịch thuật nói riêng, các phẩm được giới thiệu ra nước ngoài chính là sự động viên rất lớn đối với người cầm bút, nhưng không phải tác phẩm, nhà văn nào cũng có thể quảng bá hay kết nối với các đơn vị xuất bản để xuất khẩu sách của mình ra nước ngoài. Do đó cần nhận được sự hỗ trợ của các Hội VHNT, các đơn vị xuất bản và các cơ quan liên quan, quan tâm và đầu tư chiến lược bài bản để văn học Việt Nam có thể vươn tầm thế giới.

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.