Chuyên đề

Nỗi khó của văn học dịch Việt - Nga

Câu chuyện văn hoá
07:39 | 05/11/2023
Dịch văn học Việt Nam ra nước ngoài là điểm yếu chung, với tiếng Nga cũng không khác. Chia sẻ đó của dịch giả Lê Đức Mẫn cũng là nỗi niềm chung của những người yêu và mong muốn truyền bá văn học Việt Nam ra thế giới.
aa

Dịch văn học Việt Nam ra nước ngoài là điểm yếu chung, với tiếng Nga cũng không khác. Chia sẻ đó của dịch giả Lê Đức Mẫn cũng là nỗi niềm chung của những người yêu và mong muốn truyền bá văn học Việt Nam ra thế giới.

Trong ngôi nhà của mình, dịch giả Lê Đức Mẫn đưa chúng tôi quay ngược về quá khứ. Khi ấy, nhiều người Liên Xô rất quan tâm tới Việt Nam nói chung, văn học của chúng ta nói riêng. Họ chờ đợi và chào đón những tác phẩm Việt Nam được dịch sang tiếng Nga. Trong giai đoạn chiến tranh và khi hòa bình lập lại, hai tác phẩm lớn nhất của Việt Nam là một phần Truyện Kiều (Nguyễn Du) và toàn bộ Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh) đã được dịch sang tiếng Nga. Ngoài ra, thơ Hồ Xuân Hương dù khó dịch vô cùng cũng đã được dịch sang tiếng Nga.

Nỗi khó của văn học dịch Việt - Nga
Bìa cuốn sách Hồn bướm mơ tiên tiếng Việt và tiếng Nga. 

Đặc biệt, Nhà xuất bản Cầu Vồng của Liên Xô đã tổ chức dịch và in bộ tổng tập văn học Việt Nam đồ sộ gồm 15 quyển. Hàng trăm tác phẩm văn học của các tác giả Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Đoàn Giỏi, Nam Cao... đã được dịch sang tiếng Nga. “So sánh các công trình nước khác với Việt Nam thì chưa một dân tộc nào có được bộ sách về Việt Nam như thế, kể cả các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ...”, dịch giả Lê Đức Mẫn nhận xét.

Thời ấy, cũng có nhiều người bạn Nga yêu quý Việt Nam và lấp lánh từ những con chữ trong văn học của chúng ta như GS, TS N.I Niculin, Marian Tkachev...

Sau khi Liên Xô tan rã, văn học đương đại Việt Nam không còn được dịch và xuất bản tại Nga. “Những tác phẩm văn học Việt bằng tiếng Nga “chìm” trong các kệ, giá sách. Thế giới không hiểu, thậm chí đã có những hiểu biết sai lệch về đất nước chúng ta. Đại diện nền văn hóa của gần 100 triệu dân nhưng hầu như không có tác phẩm văn học mới giai đoạn gần đây được dịch sang tiếng Nga thì thật đáng buồn”, dịch giả Lê Đức Mẫn cho biết.

Tình hình đã thay đổi vào năm 2012, Quỹ Hỗ trợ quảng bá văn học Việt Nam và văn học Nga được thành lập. Kể từ khi thành lập quỹ, có hai tác phẩm dịch sang tiếng Nga được xuất bản gồm: Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, do nữ dịch giả kỳ cựu Inna Zimonina chuyển ngữ và Tuyển tập truyện ngắn đương đại Việt Nam, nhan đề Ngải đắng mọc trên núi. Ngải đắng mọc trên núi gồm tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn đương đại Việt Nam như Đỗ Chu, Nguyễn Quang Thiều, Y Ban, Sương Nguyệt Minh, Đỗ Bích Thúy, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh... do các dịch giả Nguyễn Thị Kim Hiền, Igor Britov, Elena Nikulina và Nguyễn Quỳnh Hương thực hiện.

Ngoài ra, năm 2015, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015), Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh giới thiệu tới công chúng bản dịch tiếng Nga tác phẩm Truyện Kiều. Đây là công trình tập thể của TS Nguyễn Huy Hoàng, dịch giả Đoàn Tử Huyến, dịch giả Vũ Thế Khôi, nhà thơ Nga Vasili Popov, nhà Việt Nam học người Nga, PGS ngôn ngữ học Anatoli Socolov.

Mỗi tác phẩm văn học Việt Nam dịch ra tiếng Nga đều giúp nước bạn cũng như nhân dân thế giới hiểu hơn về văn hoá, con người, lịch sử... của chúng ta. Chỉ tiếc, sau khi những dịch giả nổi tiếng như Marian Tkachev và N.I Niculin qua đời, trong lĩnh vực dịch văn học Việt Nam sang tiếng Nga hầu như trống vắng chuyên gia dịch. Các dịch giả kỳ cựu khác tuổi cũng đã cao, sức khoẻ kém. Những người trẻ thì không hứng thú với công việc dịch mà làm công việc ở Bộ Ngoại giao, công ty du lịch... Thậm chí, không còn nhiều người Nga học tiếng Việt nữa. Chưa kể, dịch sách là công việc đòi hỏi năng khiếu, sự say mê, kiên trì, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Để dịch được một truyện, một câu, thậm chí một từ, nhiều khi dịch giả phải tra cứu rất mất thời gian. Vậy nhưng nhuận bút bèo bọt khiến họ không mặn mà với công việc này. Trong khi Quỹ Hỗ trợ quảng bá văn học Việt Nam và văn học Nga cũng đã dừng hoạt động từ năm 2022.

“Tôi cho rằng, nếu muốn, chúng ta hoàn toàn có thể dịch các tác phẩm Việt Nam ra các ngôn ngữ khác. Vấn đề là chúng ta chưa quyết tâm làm việc này. Kazakhstan không phải là đất nước giàu có nhưng họ vừa hoàn thành bản dịch tiếng Việt gồm 3 tập cuốn tiểu thuyết lịch sử Dân du mục. Họ làm theo nguyên tắc cuốn chiếu, có tiền tới đâu làm tới đó, làm từng quyển một. Đây là cách làm thông minh mà chúng ta có thể học theo”, dịch giả Lê Đức Mẫn cho biết.

THÀNH TÂM

Nguồn QĐND


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.