Chuyên đề

Dự kiến đến tháng 11 sẽ ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT

Minh Nguyệt
Văn học nhà trường
07:21 | 08/10/2024
Baovannghe.vn - Dự kiến đến tháng 11 sẽ ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT và ngày 15/10 này sẽ đăng lên Cổng Thông tin điện tử về dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10.
aa

Năm học mới 2024 - 2025 đã bước sang tháng thứ 2 với nhiều áp lực và cả âu lo đối với học sinh cuối cấp. Đặc biệt, mới đây, Bộ GD&ĐT đãtiến hành xin ý kiến các Sở, địa phương về phương thức tuyển sinh vào lớp 10 dưới hai hình thức: Tuyển thẳng và tuyển sinh theo phương thức truyền thống. Ở phương thức thi truyền thống, Bộ lấy ý kiến bốc thăm môn thi thứ ba.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng BGD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ GD&ĐT đang hết sức khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT. Dự kiến đến tháng 11 sẽ ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT và ngày 15/10 này sẽ đăng lên Cổng Thông tin điện tử về dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10.

Dự kiến đến tháng 11 sẽ ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT
Dự kiến đến tháng 11 sẽ ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT và ngày 15/10 này sẽ đăng lên Cổng Thông tin điện tử về dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10. Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo thông lệ của nhiều năm, nếu ban hành được vào thời điểm này thì sớm hơn những năm trước ít nhất là khoảng 3 tháng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động dạy và học, đặc biệt là học sinh.

Về thi tuyển sinh vào lớp 10

Trước hết, về quan điểm xây dựng quy chế thi, Bộ GD&ĐT xác định 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi.

Một là, không gây áp lực, gây tốn kém cho phụ huynh, cho học sinh và xã hội với tinh thần là gọn nhẹ. Đây là một quan điểm cũng như là nguyên tắc xuyên suốt trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và cũng tiếp tục được thể hiện trong Kết luận 91.

Năm học 2024 - 2025 đã là khép kín một cái chu kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo chương trình 2018 từ lớp 1 đến lớp 12.

Và theo đó, năm học 2024 - 2025 này, chúng ta cân nhắc tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào khoảng giữa tháng 6 và tháng 7 năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, cho biết.

Nguyên tắc thứ hai là quy chế thi phải thúc đẩy được hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục toàn diện để làm sao cho học sinh chuẩn bị những bước cơ bản, bước đầu về phẩm chất và năng lực để các em có đủ điều kiện có thể tiếp tục học lên cấp bậc cao hơn, đó là trung học phổ thông. Hoặc nếu các em chuyển đổi, phân luồng khi học nghề thì các em cũng có nền tảng về phẩm chất và năng lực để có thể học nghề và thực hành nghề nghiệp ngay.

Trong nội dung này, những môn thi, phương thức thi cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra, đánh giá cuối kỳ. Có nghĩa là các môn học nào trong quá trình học có kiểm tra, có đánh giá đặc biệt là cho điểm thì cuối kỳ, cuối khóa cũng phải có thể kiểm tra, đánh giá. Điều này nhằm giúp các em có đầy đủ phông nền về phẩm chất, năng lực đảm bảo giữa các môn học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội với những môn công cụ, phương tiện phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay như ngoại ngữ, tin học, khoa học - công nghệ, STEM, v.v. và đặc biệt là phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nguyên tắc thứ ba là đảm bảo công tác quản lý nhà nước. Đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khung để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, thanh tra, đánh giá và đồng thời, cũng thực hiện tốt nguyên tắc phân cấp, phân quyền, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm của các Sở Giáo dục trong quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Từ 3 nguyên tắc cốt lõi và cơ bản này, chúng tôi chỉ đạo xây dựng quy chế thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào 10 với những nội dung cơ bản:

Một là về phương thức thi. Có 3 phương thức: thi tuyển; xét tuyển và phối hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Tất cả những nội dung này thuộc về thẩm quyền của địa phương, tức là Sở giáo dục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và lựa chọn và có căn cứ nguyên tắc. Nếu số lượng học sinh thi hay số lượng nhu cầu đầu vào phù hợp, tức là cung - cầu phù hợp thì không nhất thiết phải thi mà có thể xét tuyển…

Thứ hai, về môn thi. Quy định khung cứng của Bộ là 2 môn: ngữ văn và môn toán, còn môn thứ 3 nằm trong số những môn còn lại. Đối với những môn có đánh giá, cho điểm thì do các Sở giáo dục đào tạo quyết định nhưng phải do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

Thứ ba là thời gian thi. Thời gian thi chúng tôi cũng quy định thống nhất.

Thứ tư là công tác ra đề, coi thi, chấm thi, công bố điểm.

Để xây dựng những nội dung này, Bộ GD&ĐTđã có khảo sát tổng hợp, đánh giá rất kỹ lưỡng công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 trong 10 năm qua. Qua đó, thấy rằng nếu không có quy định khung cũng như phân cấp thì công tác quản lý của chúng ta vẫn có những bất cập.

Qua thống kê, chúng tôi thấy, về phương thức thì cơ bản ổn. Về số lượng môn thi thì cũng đa số là các tỉnh lựa chọn 3 môn, có khoảng 3 đến 4 tỉnh lựa chọn 2 môn. Như vậy, không đồng nhất. Và môn thi thứ 3 là môn gì? Môn ngoại ngữ, môn tin học hay các môn khác thì cũng chưa có quy định thống nhất, tạo ra sự bất cập, và sẽ khó kiểm tra, đánh giá đối với công tác quản lý của trung ương cũng như đánh giá mặt bằng trong quá trình dạy học của cơ sở. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, cho biết

Phương thức chọn môn thứ ba "được quan tâm nhất". Nếu để địa phương tự chọn, việc này có thể ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người đứng đầu, gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng nếu chọn một môn cố định, Bộ lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch. Như thế, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới.

Bộ đang nghiên cứu có thể có các phương thức, hình thức khác nhau có thể lựa chọn trong số các môn còn lại, ví dụ như năm nay có thể thi môn khoa học xã hội, năm sau có thể khoa học tự nhiên, năm sau có thể các môn khoa học khác hoặc có thể bốc thăm. Bây giờ chúng tôi đang lấy ý kiến.

Trước đó, cũng liên quan đến phương thức tuyển sinh 2024-2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng đã ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.

Chỉ thị nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Kỳ thi) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp (tuyển sinh) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó Chính phủ đề nghị, Bộ GD&ĐT, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm:

- Tổ chức Kỳ thi theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

- Sớm công bố đề thi tham khảo có tính ổn định trong nhiều năm

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết ngay từ đầu năm học

-Bảo đảm tất cả các khâu của kỳ thi đều được giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định.

Như vậy, với việc chuẩn bị từ sớm, từ xa và với tinh thần cầu thị từ Bộ chủ quản, tin rằng một phương thức tuyển sinh có thể thỏa mãn mong mỏi của cả người học, dạy và phụ huynh học sinh sẽ sớm được ra đời và đi vào thực tiễn, giúp giảm tải và tạo tâm lý thoải mái cho cả người dạy, học nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượng của kỳ thi.

Minh Nguyệt | Báo Văn Nghệ

--------

Bài viết cùng chuyên mục

Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình: Nhìn từ Quy chế tuyển sinh đại học 2020 Thực hiện tốt kỳ thi tuyển sinh bảo đảm công bằng, minh bạch Hà Nội: 60 trường học trên địa bàn thành phố tuyển bổ sung lớp 10 Nghịch lý: Lọc ảo, điểm chuẩn tăng... nhiều trường phải xét tuyển bổ sung Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lấy ý kiến về môn thi thứ 3 vào lớp 10 PTTH trên toàn quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Baovannghe.vn - Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào
Tuyên bố chung Việt - Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Tuyên bố chung Việt - Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Baovannghe.vn - Báo Văn nghệ điện tử xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Tôi và nó. Truyện ngắn của Phạm Hải Anh

Tôi và nó. Truyện ngắn của Phạm Hải Anh

Baovannghe.vn - Thực ra, mẹ vẫn bảo tôi bướng ngầm ngay từ thuở lọt lòng. Lặng lẽ, từng chút một, tôi trườn qua cơn đau sinh nở của mẹ. Người tôi tím tái đi vì nhịn khóc.
Việt Nam: Lịch sử không biên giới

Việt Nam: Lịch sử không biên giới

Baovannghe.vn - Cuốn sách Việt Nam: Lịch sử không biên giới (NXB Khoa học Xã hội, 2024) mở ra những tri thức sâu sắc và mới mẻ về sự tương tác giữa bản sắc Việt Nam - Chăm - Khmer - Pháp... trên bán đảo Đông Dương trong hơn 1.000 năm.
Chính phủ: Năm nhiệm vụ trọng tâm để tăng tốc nền kinh tế

Chính phủ: Năm nhiệm vụ trọng tâm để tăng tốc nền kinh tế

Baovannghe.vn - Chiều 7/10 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.