Sự kiện & Bình luận

Hãy trả lại Tết Trung thu cho các em

Tiếng nói nhà văn
09:06 | 30/09/2020
Bao giờ cho đến ngày xưa. Hãy trả lại tuổi thơ cho con trẻ và hãy để Tết Trung thu đúng là của các em.
aa

Trong những lễ tết của một năm, ông cha ta đã có lý khi chọn rằm tháng tám (Âm lịch) là ngày tết dành riêng cho thiếu nhi, mà bây giờ ta thường gọi là Tết Trung thu. Có lý vì trung thu có nghĩa là giữa thu, thời gian đẹp nhất trong một năm. Ấy là khi khí trời mát mẻ, những đợt gió heo may bắt đầu tràn về. Bầu trời cao rộng hơn, với nắng vàng và gió nhẹ, chị Hằng cũng chưa bao giờ dịu nhẹ và thanh cao như thế, thật xứng đáng để tổ chức Tết trông trăng.

Ngày xưa Tết trung thu được tất cả trẻ em háo hức và trông đợi. Trong những thập niên 50 của thế kỷ trước, cái Tết Trung thu chủ yếu vẫn là cây nhà lá vườn, tự cung tự cấp. Tết Trung thu chủ yếu là hoa quả, hầu hết đều có trong vườn nhà: Đó là mía, bưởi, na, chuối, hồng… cũng có bánh nướng, bánh dẻo, nhưng bé xíu, chứ không to cồ cộ như bây giờ, và cũng chỉ gia đình có “khả năng” mới sắm cho con. Tôi còn nhớ mãi, hồi tôi bốn, năm tuổi, Tết Trung thu mẹ mua cho tôi một đàn lợn (bánh nướng): có một lơn mẹ với một đàn lợn con. Qua Tết lâu rồi tôi mới dám ăn, vừa ăn vừa tiếc rẻ…

Đồ chơi của Tết Trung thu dạo ấy cũng thật giản dị. Có đèn xếp bằng giấy, đốt bằng hạt bưởi phơi khô. Có đèn ông sao, đèn kéo quân nhỏ nhỏ, xinh xinh. Có chiếc trống ếch, bịt bằng da con ếch do bố, hoặc anh bắt được, lột ra phơi khô rồi bịt vào ống nứa hoặc bơ sữa bò, vì vậy mà gọi là trống ếch. Nhà nào sang mới có đầu sư tử mua ở chợ về, bọn trẻ đội lên đầu rồi múa. Hầu hết những đồ chơi này đều do bố hoặc anh của bọn trẻ con làm, cho nên tuy là tết của trẻ con, nhưng người lớn đã lo từ trước đó cả tháng. Tết tuy đơn sơn nhưng là cả tấm lòng yêu thương của người lớn đặt vào đó, còn trẻ con thì ngóng đợi cả năm, cho nên thật là náo nức, rộn ràng.

Những năm 60 của thế kỷ trước, kinh tế có khá hơn, tính chất tự cung tự cấp cũng ít đi. Cái trống vẫn gọi là trống ếch, nhưng đã được bịt bằng da, tang trống bằng gỗ. Rồi bên cạnh đèn ông sao có đèn ông sư, rồi mặt nạ bằng giấy, ông tiến sĩ giấy, con tò he… và nhiều đồ chơi khác nữa. Nhưng sự quan tâm của người lớn, sự háo hức của con trẻ thì nó vẫn còn nguyên vẹn. Nhà nào cũng bày cỗ trông trăng ở ngoài sân cho bọn trẻ vui chơi và phá cỗ. Những nơi đội thiếu nhi hoạt động mạnh thì chập tối các em đi rước đèn ông sao, người lớn thì múa sư tử, rồi về sân đình phá cỗ. Sau đó các em ai về nhà nấy vui tết Trung thu cùng gia đình.

Bây giờ cỗ Tết Trung thu đầy đủ hơn, hoành tráng hơn, nhưng cũng nhạt nhẽo hơn. Người lớn bây giờ bận lắm, người ta chẳng có thời gian làm bánh trái, đồ chơi cho bọn trẻ. Chỉ cần ra phố Lương Văn Can (Hà Nội), rồi vào siêu thị là đủ loại bánh trái, hoa quả, đồ chơi các loại cho các em. Nhưng đồ chơi chủ yếu là của nước ngoài. Những đèn ông sao, con tò he, chiếc mặt nạ, đầu sư tử… mang hồn cốt dân tộc hầu như không xuất hiện, có thứ đã bị khai tử… Những đêm rước đèn ông sao, phá cỗ trông trăng… hầu như ít nơi thực hiện. Ở không ít phường, xã người ta tập hợp các em lại, chia bánh kẹo và coi đó là đã tổ chức Tết Trung thu cho các em. Cái yếu tố tinh thần, cái nội dung tết trông trăng cùng chị Hằng và chú Cuội…ngày càng teo tóp đi. Có lý do khách quan, là đèn điện bây giờ sáng rực rỡ khắp chợ cùng quê, ai mà thèm nhớ đến chị Hằng – mà chị Hằng mới là linh hồn, là nét quyến rũ của Tết Trung thu.

Một điều đáng trách nữa là người lớn đã “xâm phạm thô bạo” vào Tết Trung thu của trẻ con. Không biết từ bao giờ người ta đã coi Tết Trung thu là dịp may hiếm có để bày tỏ sự trung thành, quý trọng cấp trên. Thế là nhà nhà, người người mua bánh trung thu đi biếu sếp. Và thế là các hộp bánh trung thu khủng hàng triêu, hàng chục triệu ra đời. Trẻ con bị loại ra khỏi cuộc chơi này. Các em vui chơi là chính, chứ đâu có ham hố ăn uống. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo… xinh xinh, nhỏ nhỏ thuở xưa đâu rồi. Người ta đánh cắp tuổi thơ của các em bằng sự nhồi nhét kiến thức ngày ngày, tháng tháng, năm năm… Rồi đến ngày Tết thuần túy của các em người ta lại cướp mất. Rồi đến khi các em già trước tuổi, tâm hồn chai sạn, người ta lại ngạc nhiên một cách thành thực: sao thế nhỉ?

Bao giờ cho đến ngày xưa. Hãy trả lại tuổi thơ cho con trẻ và hãy để Tết Trung thu đúng là của các em.


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.