Văn hóa nghệ thuật

“Kiếp phù du” và “Hai người mẹ” được chọn chiếu kỷ niệm 72 năm Điện ảnh Việt Nam

Nguyệt Anh
Điện ảnh
13:41 | 12/03/2025
Baovannghe.vn - Viện Phim Việt Nam tổ chức chiếu phim miền phí nhân kỷ niệm 72 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2025), “Kiếp phù du” và “Hai người mẹ” là hai bộ phim được chọn chiếu nhận dịp kỷ niệm.
aa

Chương trình giới thiệu chùm phim truyện Việt Nam đặc sắc nhân kỷ niệm 72 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2025) do Viện Phim Việt Nam tổ chức.

“Kiếp phù du” và “Hai người mẹ” được chọn chiếu kỷ niệm 72 năm Điện ảnh Việt Nam
Cảnh trong phim "Hai người mẹ"

Theo đó, những bộ phim mang dấu ấn và giá trị nghệ thuật như: “Kiếp phù du”, “Hai người mẹ” .

Trong đó, “Kiếp phù du” đã được lên lịch chiếu trong các ngày 12/3, bộ phim “Hai người mẹ” được chiếu ngày 13/3 tại rạp Ngọc Khánh, 523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Toàn bộ vé vào cửa được miễn phí. Cụ thể, “Kiếp phù du” là phần tiếp theo của bộ phim dã sử “Đêm hội Long Trì” của đạo diễn Hải Ninh.

Bộ phim là một trong những thành công của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới với thể loại dã sử - cổ trang. “Kiếp phù du” quy tụ dàn diễn viên xuất sắc nhất ba thập niên cuối thế kỷ XX, bối cảnh công phu trên nền câu chuyện vốn đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mô tả đầy lôi cuốn về những mưu mô chốn cung đình. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9, bộ phim giành Giải Bông sen Bạc cho phim truyện điện ảnh.

“Kiếp phù du” và “Hai người mẹ” được chọn chiếu kỷ niệm 72 năm Điện ảnh Việt Nam
Phim “Kiếp phù du”

“Hai người mẹ” là một bộ phim điện ảnh Việt Nam về tình hữu nghị trong chiến tranh giữa Việt Nam và Lào do NSND Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn. Bộ phim được Xưởng Phim truyện Việt Nam sản xuất và công chiếu vào năm 1975.

Bộ phim xoay quanh tình hữu nghị, quá trình cùng chiến đấu, hy sinh của hai tộc Việt – Lào trong chiến tranh Đông Dương. Trung Dũng là một chiến sĩ trẻ của một đơn vị pháo cao xạ, được giao nhiệm vụ bắt giữ một lính Mỹ.

Nhân đó mà anh đã được dự một buổi lễ hội và làm quen với hai mẹ con Bua, Bun Mi. Cuộc gặp gỡ này đã gợi lại trong bà Bua – một người phụ nữ Thái gốc Việt ký ức về việc thất lạc người con trai vào 20 năm trước ở bản Na Hường, mường Mai Sơn thuộc tỉnh Sơn La.

Bộ phim ra mắt khán giả Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8/1975, đã nhận được 2 giải thưởng cho đạo diễn và quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 vào năm 1977.

Như vậy, với việc chọn “Kiếp phù du”, “Hai người mẹ” - những bộ phim kinh điển của Điện ảnh cách mạng Việt Nam, Viện phim Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế dẫn đầu của điện ảnh cách mạng trong dòng chảy điện ảnh nói riêng, đời sống văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đồng thời góp phần giáo dục ý nghĩa lịch sử, nét đẹp văn hóa và những giá trị nhân văn trong cuộc sống cho giới trẻ hiện nay.

Thăm bệnh - Thơ Vũ Ngọc Đan Linh

Thăm bệnh - Thơ Vũ Ngọc Đan Linh

Baovannghe.vn- Nằm lại trong bệnh viện/ nhìn hàm răng cha rỉ máu
Đôi mắt của sương mù. Tản văn của Gia Hân

Đôi mắt của sương mù. Tản văn của Gia Hân

Baovannghe.vn - Ngôi nhà không có cửa sổ, trong nhà tối âm âm, ánh sáng dường như vất vả lắm mới len được vào qua cửa chính...
Mãn nhãn với gần 1000 cổ phục Việt trong phim "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu"

Mãn nhãn với gần 1000 cổ phục Việt trong phim "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu"

Baovannghe.vn - Đạo diễn Victor Vũ và nhà sản xuất Đinh Ngọc Diệp quyết định may mới gần 1.000 bộ phục trang để phục vụ làm phim
Dưới chân Núi Thành. Truyện ngắn của Thanh Quế

Dưới chân Núi Thành. Truyện ngắn của Thanh Quế

Baovannghe.vn - Một buổi sáng mùa hè năm 2013, bọn trẻ con ở làng An Mỹ, huyện Núi Thành ríu rít dẫn một người lạ mặt đến nhà ông Thành, thương binh cụt một chân, có nhiều mảnh đạn còn găm ở tay, chân và trong đầu, làm cho ông nhiều lúc nhớ nhớ quên quên như người nghễnh ngãng.
"Giai điệu trên cao" - Bản giao hưởng của sắc màu và cảm xúc

"Giai điệu trên cao" - Bản giao hưởng của sắc màu và cảm xúc

Baovannghe.vn - Triển lãm mỹ thuật Giai điệu trên cao của họa sĩ Trần Thế Vĩnh mang đến những tác phẩm đầy chất thơ, đưa người xem vào một hành trình thị giác độc đáo, nơi nghệ thuật hội họa giao thoa với âm hưởng thiên nhiên và chiều sâu tâm hồn.