Chuyên đề

Ký kết hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan: Mở ra một chặng đường mới

Việt Thắng - Hà Phương
Hội nhà văn VN
12:14 | 15/10/2024
Baovannghe.vn - Sáng nay (15/10), tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam ( 17 Trần Quốc Toản - Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động đã được BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa X đề ra từ đầu nhiệm kỳ, đó là đẩy mạnh quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.
aa

Tham dự lễ ký kết, có các Ngài đại sứ tại Việt Nam: Nhà nước Palestine, Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Nam Nhi, chứng tỏ sự quan tâm của nhiều nước tới việc hợp tác trong lĩnh vực văn học với Việt Nam.

Mở ra một chặng đường hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan
Ngài Kohdayar Marri, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan và Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trao biên bản ghi nhớ hợp tác Văn học. Ảnh: Hà Phương

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam với các tổ chức văn học trên thế giới là mối quan hệ hai chiều bình đẳng, bao gồm: tổ chức giao lưu, tìm hiểu thiên nhiên, đất nước con người ở mỗi nước; tổ chức hội thảo, trao đổi nghề nghiệp, đào tạo chuyên môn giữa nhà văn các nước; tổ chức dịch giới thiệu các tác phẩm văn chương của các nước; quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới về Việt Nam.

Thông qua sự hợp tác này, thúc đẩy tình hữu nghị và hợp tác, sự hiểu biết, thân thiện giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước.

Đặc biệt, việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan là một trong những bước tiến quan trọng trong sự hợp tác hữu nghị giữa nhà văn hai nước.

Mở ra một chặng đường hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan
Đại biểu tham dự lễ kỹ kết. Ảnh Hà Phương

Tại lễ ký kết, nhắc lại những kỷ niệm buồn về quá khứ đau thương của bộ tộc, đất nước và di sản lịch sử của bản thân, Ngài Kohdayar Marri, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhà nước Pakistan xúc động chia sẻ, ngay từ tên gọi của ông: Kohdayar Marri, Kohdayar có nghĩa là người lang thang trên núi. Marri là tên bộ tộc của tôi và gia đình tôi. ... và tôi sẽ không thể có mặt ở đây nếu không có sự dạy dỗ của cả ông nội, ông ngoại và cha tôi, sự dạy dỗ đôi lúc quá khắc nghiệt, đôi lúc lại quá đau đớn. Tôi cũng sẽ không thể có mặt ở đây nếu không có sự dịu dàng của bà tôi cũng như những lời cầu nguyện liên tục của mẹ tôi...Tất cả những người thân của ông, cách chăm sóc, giáo dục của họ đã trở thành niềm tự hào và những giá trị nhân văn ấy đã trui rèn nên ông của ngày hôm nay.

Mở ra một chặng đường hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan
Ngài Kohdayar Marri, , Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh VT

Trên cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhà nước Pakistan tại Việt Nam, ông Kohdayar Marri, đã cảm nhận được nét đẹp trong văn hóa truyền thống, sự mến khách của dân tộc Việt Nam - một dân tộc " Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa" đã làm nên những chiến công lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu - và dân tộc Việt Nam với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã trở thành niềm cảm hứng của triệu triệu trái tim yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Sự tương đồng về quá khứ, đã trở thành sự khởi đầu của giao thoa về văn hóa giữa hai quốc gia.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nhận thấy chính việc chia sẻ và chào đón những người khác vào cuộc đấu tranh nội tâm của chúng ta đã giúp chúng ta làm sâu sắc thêm các mối quan hệ của mình. Đó là kỹ năng cần thiết để hiểu được sự giằng xé bên trong mỗi người chúng ta, sau đó mới truyền trực tiếp tới trái tim của người khác. Đây là một nghệ thuật độc đáo để khơi dậy cảm xúc bằng cách rót những lời nói vào tâm hồn của mọi người trên khắp các châu lục và qua nhiều thế hệ.

Đó là mục đích của tôi ở đây để xóa bỏ khoảng cách giữa người với người, không chỉ đưa các quốc gia xích lại gần nhau, mà còn tạo ra và củng cố mối liên kết giữa tâm hồn chúng ta.

Đây chỉ là khởi đầu cho hành trình của chúng ta và là khoảnh khắc lịch sử đối với tôi. Đây còn là sự hợp tác suốt đời về văn chương, kịch nghệ và thơ ca.

Nhấn mạnh, những tác phẩm của đất nước Pakistan, Ngài đại sứ mong muốn được dịch sang tiếng Việt là của các nhà thơ và nhà văn vĩ đại của đất nước Pakistan: Faiz Ahmad Faiz, Manto, Ather Shad từ Balochistan và Allama Iqbal. Đồng thời, Những tác phẩm văn học Việt Nam mà người Pakistan cần phải đọc và làm quen là Truyện Kiều của Nguyễn Du, Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Sông núi trên vai của các nhà thơ Việt Nam viết về chiến tranh.

Trước những đề xuất của Ngài đại sứ, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Quang Thiều khẳng định, Văn học là bộ hồ sơ quan trọng nhất và tin cậy nhất về những vẻ đẹp lương tri và khát vọng chân chính của một dân tộc. Và hôm nay, lễ ký kết hợp tác giữa Hội nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan là lễ ký kết để đi đến sự hiểu biết hơn nữa những vẻ đẹp lương tri, những khát vọng lớn lao của mỗi dân tộc: Việt Nam và Pakistan với sự chứng kiến của người đại diện cho Nhà nước Pakistan cũng như các ngài Đại sứ, những người đại diện cho nhà nước của mình. Đặc biệt hơn, các ngài là những đại diện cho nền văn hoá lâu đời và vĩ đại của dân tộc mình. Và tất cả những người có mặt ở đây hôm nay là đại diện cho cái đẹp lương tri và khát vọng lớn lao của con người trên thế gian này.

Mở ra một chặng đường hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại lễ ký kết. Ảnh VT

Nhắc lại sự kiện quan trọng trong chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, tại thành phố New York, (Ngày 22 tháng 9 năm 2024) đã trực tiếp trao Huân chương Hữu nghị cho hai nhà thơ cựu binh Mỹ, những người đã có đóng góp quan trọng trong việc dịch và truyền bá văn học Việt Nam tới bạn đọc Mỹ.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết: Sau chiến tranh, khi các chính khách, các nhà ngoại giao của Việt Nam và Hoa kỳ không thể đến đất nước của nhau để cất tiếng nói về dân tộc mình thì các nhà văn đã trở thành những sứ giả hoà bình đầu tiên của mỗi dân tộc. Và văn học đã trở thành tiếng nói chính thống, tin cậy và thuyết phục để hai dân tộc có một cái nhìn đúng nhất về nhau và tiến tới một quan hệ tốt đẹp như hiện nay.

Hành động của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chính là cách nhìn và tầm nhìn của người đứng đầu đất nước về sứ mệnh của văn học nói riêng và văn hoá nói chung đối sự tồn vong và phát triển của dân tộc cũng như trong việc xua tan bóng tối và thắp lên ánh sáng trong đời sống của con người trên thế gian này, một thế gian còn nhiều ngờ vực, hận thù, còn nhiều nước mắt và máu chảy như chúng ta đang phải chứng kiến.

Và lễ ký kết hôm nay, chính là một bước tiến mới trên con đường đưa Văn học Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.

Mở ra một chặng đường hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan
Bà Vuyiswa Tulelo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nam Phi

Bà Vuyiswa Tulelo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nam Phi đã có những trao đổi hết sức xúc động tại lễ ký kết. Bà chia sẻ, Bộ tộc của tôi ngày xưa là từ trên núi xuống, chúng tôi sống giữa một mảng thiên nhiên tươi đẹp. Nhưng mãi về sau tôi mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy qua những ngòi bút của các nhà văn, nhà thơ.

Sau này, khi thế giới xảy ra chiến tranh và mọi thứ không còn hiền hoà như xưa, ngòi bút của văn học lại một lần nữa sống để lưu giữ lại cái đẹp, và vượt trội hơn nữa, là ca ngợi hoà bình, một điều xinh đẹp hơn tất thảy.

Trên cương vị đại sứ, bà bày tỏ sự mong muốn thiết lập sự hợp tác hữu nghị giữa hai dân tộc Nam Phi - Việt Nam mãi mãi tốt đẹp và hy vọng vào một ngày không xa hai nước Việt Nam và Nam Phi cũng sẽ có một bản kí như vậy.

Mở ra một chặng đường hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan
Ngài Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine, phát biểu tại lễ ký kết

Ngài Saadi Salama , Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Palestine, trong phát biểu của mình đã cho biết, ông hiểu được vẻ đẹp của nền văn học Việt Nam, và việc Việt Nam sắp tới tăng cường ký các biên bản ghi nhớ với các Học viện văn học trên toàn thế giới.

Đây không chỉ là một bước đi nhằm lan toả thơ ca của Việt Nam đi khắp thế giới, mà còn là cầu nối của hoà bình, là khát vọng kết nối và chữa lành.

Đối với đất nước Palestine đang oằn mình với chiến tranh, hơn bao giờ hết ông tin tưởng hoà bình là điều mà thế giới đang cần nhất ở thời điểm hiện tại

Lĩnh vực hợp tác chính giữa hội nhà văn Việt Nam và Pakistan ký kết bao gồm:

- Phối hợp tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà văn, nhà thơ, trí thức, nhà khoa học thuộc lĩnh vực xã hội và học giả hai nước trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ này, theo các điều khoản được thỏa thuận chung.

- Phối hợp tổ chức các hội chợ sách tại mỗi nước.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu về các chủ đề cùng quan tâm trong lĩnh vực văn học tại mỗi nước theo cơ chế luân phiên.

- Tổ chức dịch các tác phẩm văn học của nhà văn hai nước.

- Xuất bản sách của các nhà văn hai nước.

- Đăng tải thơ và các tác phẩm văn học khác lên các trang web chính thức của hai bên.

- Tổ chức các khóa đào tạo cho các nhà văn, nhà thơ và trí thức hai nước trên cơ sở có đi có lại.

- Trao các giải thưởng văn học cho các nhà văn và nhà thơ của cả hai nước trên cơ sở có đi có lại.

- Các hoạt động khác nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Văn học, Văn hóa và sáng tác được cả hai bên thỏa thuận.

Được biết, ngay sau lễ ký Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ tiến hành những công việc cụ thể như sau:

Phía Pakistan sẽ xem xét tiến hành việc dịch và xuất bản các tác phẩm: Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sông núi trên vai - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan). Phía Việt Nam sẽ dịch và xuất bản: Tuyển chọn 100 bài thơ hay của Pakistan.

Tại Lễ ký kết nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng Đại sứ quán Pakistan và Viện Văn học Pakistan 2 tác phẩm Sông núi trên vai (Carrying the Moutain and River on Our Shoulders Khát vọng hòa bình (A hunger for Peace), tuyển tập thơ của các nhà thơ Việt Nam, bản tiếng Anh.

Ngài Đại sứ Kohdayar Marri đã tặng Hội Nhà văn Việt Nam 2 tác phẩm: Poems from Iqbal (Thơ Igbal) và Culture and Identity (Bản sắc và văn hóa) của nhà văn Faiz. Đây là những tên tuổi lớn của văn học Pakistan.

Mở ra một chặng đường hợp tác văn học giữa Việt Nam - Viện Văn học Pakistan
Đại diện Hội Nhà văn Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Đại sứ các nước tham dự lễ ký kết. Ảnh HP

Trong thời gian tới, cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tiếp tục ký các Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực văn học với các tổ chức văn học khác trên thế giới.

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Cần có một tạp chí giới thiệu văn học Việt Nam Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam Về việc gửi sách tham dự Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 Quảng bá văn học Việt Nam, một góc nhìn từ nước Nga “Dịch ngược” để quảng bá văn học Việt Nam
Bản tin Văn nghệ: Ra mắt vở kịch thơ "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương"

Bản tin Văn nghệ: Ra mắt vở kịch thơ "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương"

Baovannghe.vn - Nhà hát Thế Giới Trẻ (thuộc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM) sẽ công diễn vở "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương" vào ngày 24/10 do NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đạo diễn.
"Cu li không bao giờ khóc" giành giải  FIPRESCI  - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

"Cu li không bao giờ khóc" giành giải FIPRESCI - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

Baovannghe.vn - Sau chiến thắng tại Liên hoan, Phim Cu li không bao giờ khóc cũng đã được ấn định lịch phát hành tại Việt Nam vào ngày 15/11 tới.
Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10
Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Baovannghe.vn- Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo , dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.