Sự kiện & Bình luận

"Màn sương" của tác giả Đoàn Văn Mật

Đoàn Văn Mật
Bút ký phóng sự
15:35 | 08/07/2024
Tháng mười một, sương Dâm Đàm nhoe đỏ như màu lông hổ, như mắt người Thái sư nhoè trong sóng đến giờ. Sương có màu huyền tích xưa. Hình như nghìn năm rồi...
aa

Tháng mười một, sương Dâm Đàm nhoe đỏ như màu lông hổ, như mắt người Thái sư nhoè trong sóng đến giờ. Sương có màu huyền tích xưa. Hình như nghìn năm rồi vẫn thế. Tôi thấy mình như đã luân lạc từ kiếp nào. Tôi nghĩ đến người con gái ở Vườn Thanh của ngàn năm trước. Nàng ấy vốn là con một vị quan lớn trong triều Lý.

Màn sương
Một góc Hồ Tây

Với sắc đẹp như một vầng trăng trong đêm lạnh mà càng ngắm càng thấy nét thượng thu viên nguyệt, càng ngắm càng thấy lung linh diệu ảo nàng mặc áo trắng như sương/ nàng như trăng giữa thiên đường của trăng. Nhìn nàng người ta nghĩ đến Tây Thi chuyển kiếp. Nàng đã làm mê đắm biết bao nam nhân nhưng cũng làm nên sự hờn ghen của bao hành cung phi nữ. Vì lo sợ cho vẻ đẹp của nàng mà người cha đã đưa con về Vườn Thanh rồi đổi họ thay tên để nàng được sống yên ổn với canh cửi điền viên thôn dã. Nhưng ngọc càng xa càng sáng, người đẹp ở nơi mộc thuỷ càng đẹp. Một ngày tháng 9 (ÂL) vua vi hành xuống nam Tây Chân xem dân cày cấy. Khi cách Vườn Thanh chừng 50 dặm, bỗng thấy trên trời xuất hiện một đám mây ngũ sắc, cho đấy là điềm lạ, vua liền truyền lệnh cho tuỳ tướng tìm đến. Bắt gặp vẻ đẹp của nàng, bậc Đế vương đã phải thốt lên rằng “Vườn Thanh giáng tiên” rồi đưa nàng về cung lập chính phủ. Nhưng nàng chỉ về lại Long Thành đúng năm. Trong một chiều Dâm Đàm buông đặc, trắng như màu lông cáo, khi cùng tuỳ nữ dạo thuyền ra đến giữa hồ, nàng đã bị một đám sương cuốn đi.

Năm ấy nàng 23 tuổi. Có người nói nàng chết vì vua quá yêu chiều, vì sự ganh ghét đố kị của muôn cung tần phi nữ. Có người đổ hồ là nàng chết vì hiếu dâm. Lại có người kể bất kì một Lý tướng nào đã nhìn thấy nàng thì khi xung trận đều trở thành bại tướng, thân xác phơi ngoài chiến địa. Có người bảo rằng nàng là con hồ ly thành tinh ở Dâm Đàm hiện sinh để hãm hại Lý triều. Có người nói... Cái đẹp của nàng, cái chết của nàng đã được dệt gấm thêu hoa như thế. Đó là cái kết của những kiếp hồng nhan bạc phận chăng?

Nàng 23 tuổi “Nhị thập tam niên thiên hạ đế/ Ức thiên vạn cổ Việt Nam thần” (câu đối ở Vườn Thanh), dân Vườn Thanh đã phong nàng làm Thành hoàng. Trong đêm trăng thượng thu ở Vườn Thanh, tôi đã mơ thấy nàng. Nàng bảo: Tâm hồn ta đã thuộc về Vườn Thanh, xác thân ta đã về lại chốn này và hàng năm ta chỉ trở lại Long Thành một lần, đó là vào ngày cuối tháng 9 (ÂL) – ngày ta đã ra đi mãi mãi, ngày ta bỏ mặc mọi hờn ghen, đố kị về hương sắc của mình. Ngày ta 23 tuổi, cái tuổi trẻ đẹp nhất của đời người và ta muốn mình mãi chết trong cái đẹp ấy. Khi cái đẹp bị bôi nhọ, bị làm cho chết đi sống lại thì dẫu có như trăng cũng chẳng để làm gì.

Có lẽ vì giấc mơ ấy nên tôi thường ra ngắm sương Lãng Bạc vào những ngày cuối tháng 9. Để mong muốn được gặp lại người đẹp Vườn Thanh chăng? Không tôi chỉ là một kẻ tầm thường giữa bao sự tầm thường khác thì sao có thể gặp được nàng. Nhưng với tôi sương Hồ Tây vào những ngày cuối tháng 9 bao giờ cũng đẹp nhất. Đẹp như bóng dáng của nàng Tây Thi, đẹp như bóng dáng của thôn nữ Vườn Thanh ngày nào mà tôi từng được nghe kể, mà tôi từng mơ thấy. Ngắm sương Hồ Tây vào những ngày cuối tháng 9 âm - tháng 11 dương luôn gợi cho tôi bao kí ức về cố sử ngàn năm non nước Việt. Hôm nay đọc lại một số thông tin trên mạng trên báo chí về việc bỏ đi môn học lịch sử trong nhà trường. Chao ôi mà buồn. Chao ôi mà thấy sao mình nông cạn đến thế!

Nhìn một đám mây có thể tả đến vạn chữ chưa hết. Ngắm một vùng sương thì cả đời không biết chán. Bởi chúng là những thứ tri giác vô vi của đất trời mà lòng người Lãng Bạc như hồ nước, dẫu chảy trôi cả đời cũng không thể đi xa hơn đám mây, dẫu thân hư phù đến mấy cũng không thể sánh được màn sương biến ảo kia. Cứ thế mà đi, cứ thế mà đến, nhẹ nhàng vô cùng. Ấy mới biết sự tri toan trong đời sống của một kiếp người nó nặng nhọc thế nào. Ấy mới thấy những thứ tri giác vô vi, ma mị và huyền hoặc làm sao!

Báo Văn nghệ, số 1+2/2016

Thời đại cuốn màn sương… Sau bức màn sương khói
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.