Sự kiện & Bình luận

Nhiều "vấn đề nóng" được đặt ra tại phiên họp báo thường kỳ tháng 11

Chính trị xã hội
09:21 | 03/12/2020
Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020 diễn ra chiều 2/12 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng
aa

Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020 diễn ra chiều 2/12 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và đại diện của nhiều Bộ, Ngành tham dự.

Tại buổi họp báo, thông tin nhanh đến báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết: Ngày 2/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 11/2020. Một trong những vấn đề đang được báo chí và người dân rất quan tâm hiện nay là các ca nhiễm COVID-19 tại TPHCM. Phải khẳng định rằng các giải pháp mà chúng ta triển khai những ngày qua không phải là việc “mất bò mới lo làm chuồng”, chúng ta cũng không bất ngờ với các ca nhiễm này trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới như hiện nay.

Trong suốt những tháng qua, chúng ta đã liên tục kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, trong tất cả các hội nghị của Chính phủ đều quán triệt tinh thần cảnh giác chủ động phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép. Tinh thần lớn mà Thủ tướng đã chỉ đạo là kiểm soát chặt chẽ ngay từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, chữa trị hiệu quả, trách nhiệm với người mắc bệnh. Đến thời điểm này, các cơ quan chức năng đã phản ứng kịp thời, triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Thủ tướng cũng yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm quy định cách ly phòng chống dịch bệnh, sớm công bố kết quả với công luận.

Về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất đánh giá, tình hình KTXH tháng 11/2020 tiếp tục có sự cải thiện hơn so với các tháng trước. Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc; nhất là ngành chế biến, chế tạo tháng 11/2020 tăng 11,9% so với cùng kỳ (IIP toàn ngành tăng 9,2%). Tuy nhiên, IIP 11 tháng chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,2%).Sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước chuyển biến tích cực; năng suất lúa mùa tăng 0,5 tạ/ha; chăn nuôi ổn định; sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh (tăng 9,9% so với cùng kỳ); nuôi trồng thủy sản tăng khá (giá nguyên liệu cá tra, tôm tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh vào dịp cuối năm). Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi hiện nay đang diễn biến phức tạp (còn 318 xã của 29 địa phương vẫn còn dịch). Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tiếp tục xu hướng phục hồi; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2020 tăng 8,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tính chung 11 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 2% so với cùng kỳ. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 0,08% so với tháng 12/2019 và tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường tiền tệ, tỉ giá và mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục ổn định. Đến ngày 24/11, tổng phương tiện thanh toán tăng 10,31% so với cuối năm 2019, huy động vốn tăng 10,65%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,93% so với cuối năm 2019.Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực, tiếp tục tăng điểm. Chỉ số VN-INDEX đã vượt 1.000 điểm. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 4.777 nghìn tỷ đồng, tương đương 79,1% GDP, tăng 9% so với cuối năm 2019. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực. Trong tháng, doanh nghiệp thành lập mới tăng 6,7% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 59,8%; số vốn đăng ký thành lập mới tăng 103,5% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu ở mức kỷ lục là 20,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5%, trong đó chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất (ước tính đạt 218,8 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu). Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy tình hình sản xuất đang phục hồi mạnh mẽ. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh; 11 tháng năm 2020 giải ngân đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ (mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020).

Ngoài ra các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế diễn ra cũng hết sức sôi động, Với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan thành công tốt đẹp (trên 20 cuộc họp cấp cao, hơn 80 văn kiện được ghi nhận, công bố và thông qua, đây là số lượng văn kiện kỷ lục). Cũng trong tháng 11 Việt Nam đã ký kết Hiệp định RCEP, tạo khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Mở ra cơ hội mới cho Hàng hóa Việt Nam vươn ra thế giới.

Cũng trong phiên họp báo, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, Ngành đã thẳng thắn trả lời câu hỏi của phóng viên về tiền thuê đất hằng năm biến động thất thường và tăng cao sau nhiều năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp; Về lắp đặt và thực hiện thu phí không dừng; Về lãi suất ngân hàng thấp dẫn đến tình trạng người dân rút tiền từ ngân hàng đầu tư chứng khoán, trái phiếu; Tiến trình hình thành sàn mua bán nợ xấu như thế nào, còn chờ thủ tục nào, đơn vị nào đứng ra vận hành?; Về trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ Y tế về việc để tiếp viên của Vietnam Airlines về nhà cách ly sau 4 ngày và sau 2 lần xét nghiệm âm tính có đúng quy trình hay không? Vietnam Airlines sẽ bị xử lý như thế nào?; về việc thu thuế của các nền tảng đang kinh doanh tại Việt Nam như Google, Netflix như thế nào?... Đây phần lớn là những câu hỏi đang được dư luận xã hội quan tâm và những câu trả lời có trách nhiệm từ lãnh đạo các Bộ, Ngành liên quan góp phần ổn định tâm lý cũng như tình hình phát triển kinh tế, đối phó với dịch bệnh của Chính phủ và người dân.

PV


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.