Chuyên đề

"Qua sóng Trường Giang " và "Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp" đoạt giải Văn học Sông Mekong 2020

Câu chuyện văn hoá
08:00 | 21/12/2020
Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.
aa

Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.

Cụ thể, Qua sóng Trường Giang là tập thơ của nhà thơ Việt Nam Trần Nhuận Minh, đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam in lần thứ nhất năm 2017 và tái bản năm 2018, gồm 3 ngôn ngữ Việt, Hoa và Anh. Nhà thơ Trần Nhuận Minh viết tập thơ Qua sóng Trường Giang trên đất Trung Quốc từ năm 1999 đến năm 2007, trong các lần ông qua thăm Trung Quốc, với cương vị là nhà thơ Việt Nam, trong đoàn của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, trong đoàn của tỉnh Quảng Ninh (khi ông là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) và trong lần ông sang thăm, theo lời mời của phía Trung Quốc để xuất bản tuyển tập thơ của ông tại Bắc Kinh năm 2014. GSTS Phùng Trọng Bình (Trung Quốc), đã viết một công trình nghiên cứu rất công phu về thơ Trần Nhuận Minh, in cả ở Trung Quốc và Việt Nam, đánh giá ông là một nhà thơ “phi phàm”, có vốn hiểu biết rất phong phú và sâu sắc về văn hóa Trung Quốc, lịch sử và con người Trung Quốc, bộc lộ một tài nghệ đỉnh cao qua các bài thơ rất khác nhau, với đủ các cung bậc về chủ đề, thể loại, cấu trúc đến ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu.

Tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp lấy bối cảnh cuối thập niên 1970, khi chính quyền Khơ-me Đỏ tàn sát nhân dân Campuchia. Chúng giết dân Campuchia bằng búa, bằng rìu, bằng cả cuốc xẻng và gậy gộc. Hàng triệu người đã bị tàn sát, Dân tộc Khơ-me nguy cơ bị diệt chủng. Rất nhiều người dân đã chạy sang Việt Nam lánh nạn. Sau năm 1975 Khơ-me Đỏ đã cho quân đội đánh chiếm, tàn sát nhân dân Việt Nam tại các đảo Thổ Chu và dọc biên giới, gây tình hình căng thẳng

Tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp lấy bối cảnh cuối thập niên 1970, khi chính quyền Khơ-me Đỏ tàn sát nhân dân Campuchia. Chúng giết dân Campuchia bằng búa, bằng rìu, bằng cả cuốc xẻng và gậy gộc. Hàng triệu người đã bị tàn sát, Dân tộc Khơ-me nguy cơ bị diệt chủng. Rất nhiều người dân đã chạy sang Việt Nam lánh nạn. Sau năm 1975 Khơ-me Đỏ đã cho quân đội đánh chiếm, tàn sát nhân dân Việt Nam tại các đảo Thổ Chu và dọc biên giới, gây tình hình căng thẳng.

Tháng 9 năm 1977, Sư đoàn 341 thuộc Quân đoàn 4 của Quân đội nhân dân Việt Nam cùng nhiều đơn vị của Quân đội phải bảo vệ biên giới. Trần Ngọc Phú là một người lính trong đơn vị đó. Năm 2007 ông viết về cuộc chiến này bằng 3 tập sách với tên gọi: “Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp”. Tập 1 và 2 về giai đoạn bảo vệ biên giới dọc từ Tây Ninh đến Hà Tiên, Kiên Giang mà tác giả Trần Ngọc Phú cùng đơn vị trực tiếp chiến đấu. Những trận chiến đấu có thắng, có thua, có hi sinh tổn thất được viết lại, kể lại theo trình tự thời gian rất trung thực, tỉ mỉ. Tập 3 là tháng 1 năm 1979, Quân đội Việt Nam đáp lời kêu gọi cứu giúp của mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia, đã cùng quân đội và mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia tiến công tiêu diệt tận sào huyệt của tập đoàn diệt chủng Khơ-me Đỏ tại Thủ Đô Phnompenh, cứu Đất nước và Dân tộc Khơ-me thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Tập sách miêu tả những vất vả cùng hi sinh của người lính tình nguyện Việt Nam trong cuộc chiến truy quét tàn quân của Tập đoàn Khơ-me Đỏ, bảo vệ nhân dân, xây dựng chính quyền mới vững mạnh mang lại hòa bình và cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân Campuchia.

Về giải thưởng văn học sông Mekong, hàng năm, những tác phẩm thơ, văn xuôi, nghiên cứu... viết về truyền thống văn hóa và đời sống của cộng đồng dân cư gắn bó với sông Mekong, về tình đoàn kết, hữu nghị, thân ái giữa các thành viên cùng dòng chảy văn hóa truyền thống, chung một dòng Mekong bền vững đều được xét giải.

Nguồn VNQĐ * Tên bài viết do Văn nghệ đặt
Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.