Twisters (Lốc xoáy tử thần) là bộ phim mới nhất trong một thời gian dài Hollywood không còn làm phim về những đề tài biến đổi khí hậu hoặc thảm họa thiên nhiên – điều mà các chuyên gia cho rằng là một cơ hội tốt đã bị bỏ lỡ.
Daisy Edgar-Jones, Anthony Ramos và Glen Powell trong phim Twisters (Lốc xoáy tử thần). Ảnh: Melinda Sue Gordon/Universal Pictures |
Đám đông khán giả vẫy mũ cao bồi, họ cổ vũ một người đàn ông cưỡi ngựa. Sau đó, một cơn mưa lá bất ngờ đổ đến xối xả, tiếng chuông điện thoại di động hòa lẫn tiếng còi báo động inh ỏi. Ngựa chạy hoang và xe cộ va chạm nhau. Một chiếc xe bị quăng lên không trung bởi thứ mà các nhà khí tượng học gọi là đợt bùng phát lốc xoáy hiếm có.
Đây là một cảnh trong bộ phim Twisters (Lốc xoáy tử thần), với sự tham gia của Glen Powell và Daisy Edgar-Jones, cho thấy con người nhỏ bé đang cùng nhau gồng mình chịu đựng và tìm cách chế ngự những cơn bão dữ dội ở miền trung Oklahoma. Twisters là phần tiếp theo của bộ phim thảm họa ăn khách Twister năm 1996, vốn được coi là bom tấn làng giải trí mùa hè của Hollywood . Tuy nhiên, dù ăn khách và khuynh đảo phòng vé, Twister cũng nhanh chóng bị lãng quên trong sự tiếc nuối. Gần 30 năm sau Twisters khơi lại đề tài cũ và nhanh chóng được đánh giá là đã đi đúng hướng do đây là một đề tài chưa bao giờ cũ, thậm chí vô cùng ăn khách khi đóng vai trò nâng cao nhận thức về khủng hoảng khí hậu.
Đạo diễn Lee Isaac Chung, lớn lên ở vùng đất thường xuyên có lốc xoáy Oklahoma, chia sẻ với CNN: "Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng bộ phim của chúng tôi không khiến khán giả cảm thấy như nó đang truyền tải bất kỳ thông điệp nào. Tôi không nghĩ điện ảnh là để đưa ra thông điệp."
Đạo diễn Lee Isaac Chung, lớn lên ở vùng đất thường xuyên có lốc xoáy Oklahoma, chia sẻ với CNN: "Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng bộ phim của chúng tôi không khiến khán giả cảm thấy như nó đang truyền tải bất kỳ thông điệp nào. Tôi không nghĩ điện ảnh là để đưa ra thông điệp." |
Điều này có thể không gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học và nhà hoạt động khí hậu. Mặc dù sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa hiện sinh đối với nhân loại, và mặc dù Hollywood nổi tiếng với khuynh hướng thiên tả, nhưng chủ đề này hiếm khi xuất hiện trên màn ảnh rộng. Vì vậy, việc không truyền đi thông điệp cũng có thể khiến các nhà khoa học và hoạt động khí hậu tin rằng, người xem sẽ tự có những cảm nhận riêng của mình về biến đổi khi hậu.
Và để minh chứng cho điều này, một nghiên cứu được công bố bởi tổ chức tư vấn phi lợi nhuận Good Energy và Phòng thí nghiệm Buck về Khí hậu và Môi trường thuộc Colby College. Nghiên cứu này đã phân tích 250 bộ phim hư cấu ăn khách nhất thời gian gần đây đề cập đến khủng hoảng khí hậu. Kết quả có 32 /250 phim (12,8%) thể hiện rõ ràng rằng biến đổi khí hậu tồn tại, và chỉ 24 phim (9,6%) có nhân vật biết thể hiện về biến đổi khí hậu. Còn lại không đề cập.
Phim "Đừng nhìn lên" (Don't Look Up)
Đáng chú ý nhất về một bộ phim châm biếm đề cập đến chủ đề này - mặc dù thông qua ẩn dụ - là "Đừng nhìn lên" (Don't Look Up) năm 202, kể về hai nhà khoa học đang cố gắng trong vô ích cảnh báo thế giới về một sao chổi hủy diệt hành tinh.
Với sự tham gia của dàn sao siêu khủng Leonardo DiCaprio, Jennifer Lawrence, Meryl Streep và Cate Blanchett, bộ phim đã khắc họa một cách đáng nhớ hình ảnh những người dẫn chương trình truyền hình mải mê với những chuyện vặt vạnh thay vì sự kiện tuyệt chủng - một lời cảnh báo mạnh mẽ về sự thờ ơ của con người khi hành tinh đang bị thiêu đốt.
Kịch bản và đạo diễn của phim, Adam McKay, cho biết qua email: "Tôi đã nhận thức được khoa học cụ thể và rủi ro của sự nóng lên toàn cầu nhanh chóng khoảng năm đến sáu năm trước và trằn trọc mỗi đêm với ý tưởng đó trong suốt những năm còn lại." Thật không thể tin được mức độ mà các hãng truyền thông lớn và chính phủ đang hạ thấp hoặc hầu như không đề cập đến một vấn đề to lớn và đe dọa như vậy. Nó giống như, và vẫn cảm giác như, đang sống trong một bộ phim hài kịch vô lý với những hậu quả rất thực tế và khủng khiếp. Và điều đó khá giống với nội dung của phim "Don't Look Up" (Đừng Nhìn Lên), Adam McKay cho biết thêm.
Leonardo DiCaprio trong phim Don’t Look Up. Ảnh: Niko Tavernise/AP |
Trước đó, trong Thế chiến thứ hai, rất nhiều nghệ sĩ đã được huy động để tạo ra áp phích, truyện tranh, chương trình phát thanh và các hình thức tuyên truyền khác. Liệu có lý do đạo đức nào để kêu gọi một cuộc tổng động viên tương tự chống lại thảm họa thiên nhiên? Đạo diễn McKay nói: "Không có cách nào duy nhất để làm phim, chương trình, âm nhạc hoặc viết sách về một điều gì đó mang tính biến đổi toàn cầu và dữ dội như sự tan rã khí hậu. Vì vậy, tôi luôn cảnh giác với cách tiếp cận điều đó. Ví như, chúng ta muốn nói về 8 tỷ người phản ứng với việc các công ty dầu mỏ phá hủy toàn bộ khí hậu đang sống, thì điều chúng ta cần chính là những câu chuyện có thực được kể bằng hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với hàng nghìn nền văn hóa trải qua mức độ nhận thức và xử lý cảm xúc khác nhau.”
Ông nói thêm: "Nhưng nếu một nhà làm phim không muốn biến đổi khí hậu trở thành một phần nào đó trong bộ phim của họ, tôi luôn nói với họ rằng đảm bảo trong vòng năm năm tới, bộ phim của họ sẽ trở nên vô nghĩa giống như những bộ phim vô nghĩa ngày nay về việc đánh nhau với thổ dân Mỹ."
Mặc dù nhận thức rất rõ đây là đề tài ăn khách, nhưng thực tế phim đề cập đến khủng hoảng khí hậu vẫn còn khan hiếm. Tại sao chủ đề này lại khó nắm bắt như vậy? Thực ra, những câu chuyện về khí hậu luôn rất khó khăn để thuyết phục các nhà sản xuất. |
Alice Hill, một thành viên cấp cao về năng lượng và môi trường tại Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ở Washington, cho biết: "Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mọi thứ nên đó là một phần của bất kỳ câu chuyện nào chúng ta kể, nhưng nó cũng có thể gây lo lắng và nhàm chán cho mọi người."
“Tôi không ngạc nhiên rằng Hollywood không đưa vào phim những câu chuyện về khí hậu. Họ muốn bán phim. Mọi người muốn thoát khỏi thực tế và được giải trí trong phim, và biến đổi khí hậu là một thứ khó bán hơn. Việc đưa ra một cốt truyện có biến đổi khí hậu là nội dung chính rất khó thực hiện, vì vậy tất cả đều bày tỏ sự thất vọng trước sự thiếu quan tâm đến những cốt truyện này. Nhưng ít nhất theo kinh nghiệm của tôi, có một nhóm nhà văn ngoài kia muốn làm nhiều hơn thế. Chỉ cần tìm ra ai đó quan tâm đến việc sản xuất bộ phim”. Thảm họa thiên nhiên thì không ai quan tâm, nhưng những mối đe dọa vô thực như Darth Vader / Thanos / Voldemort thì lại vô cùng ăn khách”. Hill cũng so sánh với một mối đe dọa hiện sinh khác: chiến tranh hạt nhân”
Cảnh trong phim bom tấn của Roland Emmerich "Ngày kinh hoàng" |
Phim bom tấn mùa hè của Roland Emmerich, "Ngày kinh hoàng"
Hai mươi năm sau khi ra mắt, bộ phim bom tấn mùa hè của Roland Emmerich, "Ngày kinh hoàng" với sự tham gia của Dennis Quaid và Jake Gyllenhaal, vẫn là một bộ phim thảm họa kinh điển, mô tả một cách rõ ràng những cái chết và sự tàn phá liên quan đến hiệu ứng nhà kính.
Bộ phim mở đầu với cảnh các nhà chính trị bác bỏ những lo ngại của các nhà khoa học về việc mất đi một khối băng khổng lồ ở Nam Cực. Nhưng chẳng bao lâu sau, sự ngưng trệ của Dòng hải lưu Gulf Stream đã kích hoạt một loạt các sự kiện thời tiết khắc nghiệt - ví dụ như lốc xoáy tàn phá Los Angeles – và đỉnh điểm là một kỷ băng hà mới.
Bộ phim tập trung nhiều vào hiệu ứng đặc biệt nhưng lại thiếu hụt các yếu tố khoa học chính xác. William Hyde, một nhà nghiên cứu cổ khí hậu học, được cho là đã được các thành viên của một phòng chat trên internet trả 100 đô la để xem phim. Nhận định của ông: "Bộ phim này đối với khoa học khí hậu giống như Frankenstein đối với phẫu thuật tim mạch."
Mặc dù vậy, các nghiên cứu cho thấy "Ngày kinh hoàng" đã nâng cao nhận thức của công chúng về khủng hoảng khí hậu. David Lipsky, tác giả của cuốn "Con vẹt và Ngôi nhà băng: Khí hậu và Khoa học về sự phủ nhận", cho biết qua điện thoại từ New York: "Vào thời điểm đó, bộ phim bị coi là ngớ ngẩn và là kiểu sai lầm mà Hollywood mắc phải, khiến khán giả xa lánh vấn đề nghiêm trọng này. Nhưng trong 20 năm kể từ đó, mọi người bắt đầu nói rằng đó không phải là điều ngớ ngẩn.
"Mọi thứ diễn ra có thể nhanh hơn, nhưng việc Dòng hải lưu Gulf Stream bị đóng băng thực sự sẽ dẫn đến một số hậu quả như bộ phim từng đề cập. Theo một cách hiểu thông thường nào đó thì bộ phim này đã cũ và nó có vẻ vô lý, nhưng giờ đây chúng ta nhận ra rằng, “sự kỳ lạ toàn cầu” có lẽ chính xác hơn là chỉ nói 'hiện tượng nóng lên toàn cầu', điều đó thật hấp dẫn."
Những bộ phim có chủ đề biến đổi khí hậu thường có kinh phí lớn, quy mô hoành tráng, quy tụ dàn diễn viên hạng A và thường là nơi phô diễn kỹ xảo điện ảnh. Khi khủng hoảng khí hậu trở nên rõ ràng hơn, trở thành chủ đề tranh luận và được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, bạn sẽ thấy nó xuất hiện trên màn ảnh theo nhiều cách khác nhau trong dòng phim chính thống. |
Katharine Hayhoe, nhà khoa học khí hậu, giáo sư tại Đại học Texas Tech và là nhà khoa học trưởng của Nature Conservancy, nhớ lại: "Tôi đã rất khó khăn để tìm những bộ phim không phải phim tài liệu cho sinh viên của tôi xem. Điểm chung của tất cả những câu chuyện này là chúng đều trình bày kịch bản ngày tận thế: thế giới như chúng ta biết đang lụi tàn và con người đang vật lộn để sinh tồn."
Hayhoe đề cập đến "2040", một bộ phim tài liệu của Úc tưởng tượng về Trái Đất sẽ như thế nào nếu nhân loại áp dụng các biện pháp khắc phục khí hậu sẵn có: "Tôi đã đọc về việc mọi người cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh như thế nào khi nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn, họ mong muốn nó hơn khi nhìn thấy nó sẽ ra sao. Một điều khác biệt là phim ảnh cho chúng ta thấy những gì chúng ta muốn tránh, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải cho thấy những gì chúng ta muốn hướng tới.
"Có rất nhiều cơ hội để kể những câu chuyện hấp dẫn mà mọi người có thể thấy mình trong đó, những câu chuyện mà họ có thể liên quan và đồng nhất, không chỉ theo nghĩa bị đe dọa bởi những tác hại của biến đổi khí hậu mà còn có thể thấy chính mình và các giải pháp trông như thế nào." Katharine Hayhoe cho biết thêm.
Theo The Guardian
Hà Phương | Báo Văn nghệ
------------
bài viết cùng chuyên mục: