Chuyên đề

Thân thế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được giải mã... ( Tiếp theo kỳ trước)

Tư liệu
12:58 | 04/12/2021
​ Những bí ẩn về quê hương, người cha và năm mất, năm sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã được tác giả Nghiêm Thị Hằng giải mã, báo Xây dựng đã giới thiệu với bạn đọc ở số báo trước. Còn 4 bí ẩn về cuộc tình, hôn nhân của nữ sĩ, trong phần III “ Giải oan tình Bà Chúa thơ Nôm –Hồ Xuân Hương” của tác phẩm “ Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương”, Báo Xây dựng xin giới thiệu cùng bạn đọc.
aa

Những bí ẩn về quê hương, người cha và năm mất, năm sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã được tác giả Nghiêm Thị Hằng giải mã, báo Xây dựng đã giới thiệu với bạn đọc ở số báo trước. Còn 4 bí ẩn về cuộc tình, hôn nhân của nữ sĩ, trong phần III “ Giải oan tình Bà Chúa thơ Nôm –Hồ Xuân Hương” của tác phẩm “ Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương”, Báo Xây dựng xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Mộ ông Nguyễn Bình Kình (tức Đội Kình, Tổng Cóc- Chiêu Hổ) ở hậu chùa Vắp Cổ

Nhà báo Minh Bài khi giới thiệu về tác phẩm “Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương” của tác giả Nghiêm Thị Hằng đã viết: “Để giải mã được những bí ẩn về thân thế của nữ sĩ, tác giả đã phải dày công nghiên cứu tài liệu, điều tra xác minh để tìm ra những căn cứ khoa học chứng minh. Điều này phù hợp với sở trường của chị có thâm niên hàng chục năm làm phóng viên điều tra…”

Với 4 bí ẩn về cuộc tình, hôn nhân của nữ sĩ, đọc “Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương” sẽ hiểu rõ trong phần III :Giải oan tình “ Bà Chúa thơ Nôm”, giải mã bí ẩn ngôi nhà Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ ở đâu? Bí ẩn về người chồng thứ 2 của nữ sĩ là ông Phạm Việt Ngạn –Tri phủ Vĩnh Tường năm 1862 hay ông Trần Phúc Hiển-Tri phủ Tam Đái (1810-1813) tiền thân của vùng đất Vĩnh Tường? Bí ẩn thứ 3- Mai Sơn Phủ có phải là biệt danh của ông Trần Phúc Hiển? Bí ẩn thứ 4- Nếu Mai Sơn phủ là ông Trần Phúc Hiển thì quê ông ở đâu? Từ trước đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào có công trình nghiên cứu đến những bí ẩn về cuộc tình, hôn nhân của nữ sĩ, vì thế Nghiêm Thị Hằng giải mã được 4 bí ẩn này, đã trả được duyên tình thực cho nữ sĩ, đồng thời mở được cánh cửa tìm được phần mộ của bà trên quê hương chồng.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, phối ngẫu của Hồ Xuân Hương ghi rõ người chồng đầu tiên là ông Nguyễn Bình Kình, không có gì phải bàn cãi chuyện này, nhưng ông Nguyễn Bình Kình có phải là Chiêu Hổ người đối đáp thơ với Hồ Xuân Hương không? Tác giả đã đưa ra các căn cứ khoa học, lịch sử và thực tế khảo thơ tìm sử, khảo sử tìm người, chứng minh ông Phạm Đình Hổ không phải là Chiêu Hổ. Vậy Chiêu Hổ là ai?

Đền Trấn Vũ đối diện với nhà Cổ Nguyệt Đường xưa của Hồ Xuân Hương

Qua thơ của Hồ Xuân Hương đối thoại với Chiêu Hổ, qua tính cách của ông Nguyễn Bình Kình và gia thế của ông, tác giả chứng minh Nguyễn Bình Kình chính là Chiêu Hổ, ông sinh năm 1770 (năm Hổ), là cháu ruột Tiến sĩ Nguyễn Quang Thành (xưa vẫn gọi con cháu Tiến sĩ là cậu Chiêu). Chồng của Hồ Xuân Hương chính là Đội Kình- Tổng Cóc- Chiêu Hổ, quê ở làng Gáp, xã Tứ, xã Lâm Thao, Phú Thọ; hiện còn phần mộ ở hậu sau chùa Vắp Cổ- làng Gáp. Hồ Xuân Hương lấy ông Nguyễn Bình Kình năm 1802, năm 1804 thì rời bỏ nhà chồng về Kinh thành Thăng Long.

Người chồng đầu tiên của nữ sĩ có biệt danh là “Chiêu Hổ”, vậy người chồng thứ 2 của nữ sĩ là ai, có biệt danh hay không? Chồng thứ 2 của Hồ Xuân Hương theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, là ông Phạm Viết Ngạn, Tri phủ Vĩnh Tường năm 1862, hay ông Trần Phúc Hiển làm Tri phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây (1810-1813), cuộc tranh cãi kéo dài nhiều thế kỉ chưa phân giải, bởi chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra được các căn cứ khoa học chứng minh.

Làng Cổ Tam Kỳ nơi ngã ba sông Tam Kỳ, quê hương ông Trần Phúc Hiển

Đến Nghiêm Thị Hằng, tác giả đã giải mã bí ẩn này, chứng minh rõ ràng ông Phạm Viết Ngạn sinh năm 1802 mất năm 1862 không phải là chồng thứ 2 của nữ sĩ. Bởi theo Dư địa chỉ huyện Vĩnh Tường năm 2018, trang 180 ghi rõ từ năm 1822 Vua minh mạng đổi tên phủ Tam Đái thành phủ Vĩnh Tường đến năm 1862, có 3 ông Tri phủ Vĩnh Tường, Tri phủ đầu tiên là ông Trần Văn Di, đến năm 1833 là Nguyễn Trù và năm 1862 là ông Phạm Viết Ngạn. Về thân thế của Hồ Xuân Hương, tác giả đã xác định bà mất ngày 28/9/1822. Điều này được chứng minh qua bài thơ “Long Biên trúc tri từ” do Tùng Thiện Vương con trai thứ 10 của Vua Minh Mạng (là nhà thơ lớn của triều đình nhà Nguyễn), đầu thu năm 1842 theo Vua anh là Thiệu Trị ra Kinh thành Thăng Long tiếp sứ nhà Thanh, đã tìm đến viếng mộ nữ sĩ, chỉ rõ mộ nàng thơ: “Đầy hồ rực rỡ hoa sen/ Sai người xuống hái để lên cúng đàn/ Chớ trèo qua mộ Xuân Hương/Suối vàng còn giân tơ vương lỡ làng…”. Như vậy Hồ Xuân Hương đã chết từ năm 1822, làm sao sống lại 40 năm để cưới Phạm Viết Ngạn- Tri phủ Vĩnh Tường làm chồng, thật là vô lý. Mặt khác nữ sĩ sinh năm 1773, còn Phạm Viết Ngạn sinh năm 1802, nàng hơn Tri phủ Vĩnh Tường 29 tuổi, thì làm sao có thể sinh con cho Phạm Viết Ngạn năm 1849, khi nàng thơ đã 76 tuổi, thật là hoang đường. Chưa hết, nếu bài thơ nữ sĩ “Khóc ông Phủ Vĩnh Tường” năm 1822 khi “ Cái nợ ba sinh đã trả rồi …Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc…” thì sau 27 tháng trời, đoạn tang chồng, nữ sĩ mới làm bài thơ này, mà tính theo năm mất của ông Phạm Viết Ngạn thì phải sang năm 1865 mới đoạn tang chồng và mới có bài thơ “Khóc ông Phủ Vĩnh Tường”, điều này thật phi lý, vì nữ sĩ đã chết cách đấy 43 năm rồi. Các căn cứ viện dẫn này, khẳng định ông Phạm Viết Ngạn không phải là người chồng thứ 2 của Hồ Xuân Hương loại bỏ tranh cãi về người chồng thứ 2 của nữ sĩ trả lại duyên nghĩa vợ chồng đích thực cho “Bà Chúa thơ Nôm” với ông Trần Phúc Hiển. Bí ẩn về người chồng thứ hai của nữ sĩ đã được giải mã.

Vậy ông Trần Phúc Hiển là ai? Theo một cứ liệu cổ nhất còn lưu giữ ở Viễn Đông Bác Cổ, là tập hán văn viết tay Dương Hạo đỉnh tập quốc sử dĩ biên số hiệu A-1045, do Thám hoa Phan Thúc Trực, nguyên tên là Dương Hạo người Nghệ An biên soạn vào năm 1862 nói đến việc quan Tham hiệp-Yên Quảng là Trần Phúc Hiển, do tham ô bị Gia Long kết án tử hình năm 1819. Theo đó sách của Dương Hạo viết:“ Quan Tham hiệp có người vợ bé tên là Xuân Hương, giỏi về văn chương và chính trị.Bấy giờ nổi tiếng là thi nữ, quan Tham hiệp thường sai nàng vào việc quan.Viên án thủ Dung vốn sợ và ghét nàng”.Theo Đại Nam thực lục chính biên (trang 565 quyển 22, nhà xuất bản Giáo dục năm 2007) thì Trần Phúc Hiển là con tướng Trần Phúc Nhàn võ quan thời Chúa Nguyễn Ánh (tử trận khi đánh vào thành Phú Xuân). Năm 1803 Vua Gia Long đền ơn cho Phúc Nhàn, phong cho Phúc Hiển chức Hàn lâm thị thư, sau đó được thăng làm Tri phủ Tam Đái. Phúc Hiển là người miền Trong, khi ra nhậm chức Tri phủ Tam Đái vợ còn vẫn ở trong quê. Phúc Hiển là bạn thân của Quan Hiệp trấn Sơn Nam Thượng –Trần Ngọc Quán (là thi tướng trong hội thơ Cổ Nguyệt Đường của Hồ Xuân Hương). Trong số những người bạn thơ đến Cổ Nguyệt Đường, nữ sĩ có nhiều bài thơ tình cảm yêu thương với Mai Sơn Phủ. Muốn tìm được Mai Sơn Phủ thì phải tìm được nhà Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ ở đâu nơi chàng Mai gặp gỡ nàng thơ? Bí ẩn này được giải mã bởi 31 bài thơ của Tốn Phong người si tình viết cho Hồ Xuân Hương. Tốn Phong đã nhiều lần đến thăm nhà Cổ Nguyệt Đường và ghi lại trong thơ, theo đó nàng thơ thường giặt áo ở sông Tô sau nhà, phía trước nhà nàng hoa mai nở trắng nhìn ra Hồ Tây, nhà nàng ở cạnh chùa Trấn Vũ, (khu vực này nay thuộc vườn hoa Lý Tự Trọng). Như vậy bí ẩn về nhà Cổ Nguyệt Đường đã được giải mã, đó là nhà ở của nữ sĩ, nơi các thi hữu gặp mặt luận bàn thơ, không phải nơi nàng dạy học ở làng Nghi Tàm phía Bắc Hồ Tây.

Một bí ẩn nữa liên quan đến ông Trần Phúc Hiển có phải là người có biệt danh là Mai Sơn Phủ? Từ năm 1810-1813 Hồ Xuân Hương yêu ông Trần Phúc Hiển, chính Tốn Phong đã biết rõ điều này, chàng thi sĩ si tình đã có thơ chúc nàng “Xe loan mong sớm với người xa” là Trần Phúc Hiển. Trong tập thơ Lưu Hương ký, Hồ Xuân Hương nhờ Tốn Phong viết lời tựa có nhiều bài thơ gửi cho Mai Sơn Phủ thể hiện tình yêu của nữ sĩ. Trong thời gian từ năm 1810-1813 Hồ Xuân Hương quen và yêu ông Trần Phúc Hiển thì những bài thơ của nữ sĩ và chàng Mai cũng xuất hiện trong thời gian này. Vậy Trần Phúc Hiển có phải là Mai Sơn Phủ? Theo thơ của nữ sĩ và chàng Mai gửi cho nhau, tác giả Nghiêm Thị Hằng đã giải mã được bí ẩn ông Trần Phúc Hiển chính là người có biệt danh là Mai Sơn Phủ, là người tình của nữ sĩ. Ông Trần Phúc Hiển lấy chữ Mai (tên của Hồ Phi Mai) ghép với chữ Sơn (nơi ông làm quan ở trấn Sơn Tây) và chữ Phủ (nơi ông là Tri phủ Tam Đái) ghép lại thành Mai Sơn Phủ.

Khi đã xác định được ông Mai Sơn Phủ chính là ông Trần Phúc Hiển người chồng thứ 2 của nữ sĩ thì bí ẩn thứ 4 được giải mã quê ông ở đâu?

Khi quê hương ông Trần Phúc Hiển được giải mã, thì cánh cửa để tìm mộ nữ sĩ trên quê hương chồng cũng được mở ra.

Mời các bạn đón đọc bí ẩn thứ 9 của tác phẩm “Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương” trong phần 4 “ Tìm mộ Hồ Xuân Hương và ông Trần Phúc Hiển”.


Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...
Microsoft ra mắt nhà xuất bản sách in truyền thống

Microsoft ra mắt nhà xuất bản sách in truyền thống

Baovannghe.vn - Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới - Microsoft đã chính thức bước chân vào ngành xuất bản sách với việc ra mắt 8080 Books, một nhà xuất bản được thiết kế để thúc đẩy sự đổi mới trong xuất bản và kể chuyện. Được đặt tên theo bộ vi xử lý Intel 8080 – nền tảng cho sự khởi đầu của Microsoft trong thập niên 1970 – 8080 Books không chỉ là một cột mốc mới trong chiến lược đa dạng hóa của công ty mà còn đại diện cho tham vọng đưa công nghệ vào thay đổi ngành xuất bản vốn còn nhiều hạn chế.
Trong y, một tảng băng trôi. Truyện ngắn của Hiền Trang

Trong y, một tảng băng trôi. Truyện ngắn của Hiền Trang

Baovannghe.vn- Đối diện nhau, con cá mập và Tử thần, kẻ bị giết và kẻ giết, con mồi và gã thợ săn, đối tượng của cái chết và tay sai của cái chết, con cá mập nằm sóng soại trên sàn thuyền, Tử thần thì đứng thẳng hiên ngang, một trục hoành - một trục tung, tạo thành một hệ tọa độ bất đắc dĩ giữa biển xanh sâu thẳm, mỗi kẻ đeo đuổi những huyễn tưởng khác nhau, nhưng sau rốt đều xuất phát cùng từ một gốc: ám ảnh về những trò ảo thuật.
Khai mạc: Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Khai mạc: Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Baovannghe.vn - Trong hai ngày 21 và 22/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Trượt - Thơ Vũ Thanh Hoa

Trượt - Thơ Vũ Thanh Hoa

Baovannghe.vn- Đám mây chiều sũng nước/ trùm lên thành phố