Multimedia

Thơ Hữu Việt

Đọc thơ 08:37 | 28/03/2023
Trước kia mỗi lần rời toà soạn Thường gom báo trong ngày mang về mẹ đọc hôm sau
aa

Báo cũ

Trước kia mỗi lần rời toà soạn

Thường gom báo trong ngày mang về mẹ

đọc hôm sau

Người già chỉ cần xem tin, không cần thời sự

Thi thoảng quên, mẹ lại nhắc, báo đâu…

Rồi mẹ không nhắc nữa

Báo mang về thì đọc, không thì thôi

Rồi mẹ không đọc nữa

Báo mang về mẹ cất cuối chân giường

Khi chật nhà, gọi đồng nát bán cân

Bây giờ báo đọc xong chất đầy bàn viết

Khi chật bàn, gọi đồng nát vào cho hết

Cho xong rồi, anh thường nhớ mẹ khôn nguôi.

Sau Tết

Những cành mai trắng muốt bất tử

Đang bắt đầu héo tàn

Như bầu ngực luống tuổi của người phụ nữ

Từng trải bao giày vò hoan lạc thời gian

Bao tham lam đói khát những đôi môi

Nay phơi bày một sự thật

Trước sự đố kỵ, cảm thương của giống loài

Thời gian độc ác hay nhân từ

Khi huỷ hoại mọi nhan sắc?

Câu hỏi này liệu còn bao nhiêu người

thao thức…

Phải chăng bằng sự tỉnh táo lạnh lùng,

nghiêm khắc

Thời gian đang nhắc anh

Về những giới hạn thường bị bỏ qua

Cây

Chẳng lẽ cây không biết đau

mỗi mùa thay lá

Khi người ta lê máy cưa, cắt đi những

khoảng trời

Thương một kiếp xanh toả bóng che đời,

đang quằn quại trong cơn đại phẫu

Hay đó là số phận những chân tu

trong dòng chảy đương thời?

Trên đường

Giờ tan tầm

một cụ già, chống gậy,

run rẩy,

qua đường

những khối thép vun vút lao, vội vã...

Cụ có thể ngã, hoặc trôi như chiếc lá

trên dòng sông vô cảm giao thông

Bên kia đường

anh công an đang bận

viết phiếu phạt một người đi xe máy không

đội mũ bảo hiểm

Thật khó khi phải chọn việc nào để ưu tiên...

Nguồn Văn nghệ số 12/2023


Dạ Đàm tùy lục - Tráng Tử

Dạ Đàm tùy lục - Tráng Tử

Sau Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, ở Trung Quốc giai đoạn cuối thời Minh, đầu thời Thanh đã hình thành một phong trào sáng tác tiểu thuyết mạnh mẽ và rộng khắp, trong vô số tác phẩm thời kỳ đó, Dạ Đàm tùy lục của Hòa Bang Ngạch có thể nói là tác phẩm xuất sắc và nổi bật nhất. Trong Dạ Đàm tùy lục tác giả lại dùng một nét bút lạnh lẽo đen tối để miêu tả thế giới hồ ly ma quỷ. Thế giới ấy cũng đen tối xấu xa như thế giới con người.
Cảm quan tỉnh lẻ trong kịch Chekhov

Cảm quan tỉnh lẻ trong kịch Chekhov

Trong nền văn học Nga hiện đại, Anton Chekhov hiện lên như một nhà viết kịch có khả năng chuyển hóa cái tầm thường và lặp lại thành chất liệu nghệ thuật. Không chọn những biến cố kịch tính hay bi hùng, kịch của Chekhov lặng lẽ khắc họa đời sống trì trệ của tầng lớp trí thức và tiểu quý tộc nơi tỉnh lẻ Nga cuối thế kỷ 19. Từ những điền trang bức bối, những giấc mơ Moskva bất thành, cho tới sự im lặng của tiếng rìu đốn cây trong Vườn anh đào, Chekhov kiến tạo nên một mỹ học phi hành động, nơi nhân vật không ngừng giằng xé nội tâm nhưng bất lực trong hành động. Bài viết này đề xuất tiếp cận “cảm quan tỉnh lẻ” trong kịch Chekhov như một hình thức tri nhận văn hóa, đồng thời khảo sát các biểu tượng không gian, âm thanh, và cấu trúc kịch phản-kịch như chiến lược nghệ thuật đặc trưng trong kịch của ông.
Thác Gia Long mùa khô - Thơ Đặng Bá Tiến

Thác Gia Long mùa khô - Thơ Đặng Bá Tiến

Baovannghe.vn- Thác tủi phận nghèo mùa khát nước/ thủy điện cướp dòng xanh giữa bạch nhật thanh thiên
Góp thêm cách nhìn về một nửa thế kỷ văn học (30/4/1975 - 30/4/2025)

Góp thêm cách nhìn về một nửa thế kỷ văn học (30/4/1975 - 30/4/2025)

Baovannghe.vn - Trong 50 năm qua, văn học ta đã làm được hai việc. Một là trả nợ quá khứ, hai là nhập cuộc đổi mới. Sau đây là lời giải thích.
Chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Bảo tàng tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Bảo tàng tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Baovannghe.vn - Chào mừng Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5) và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng sẽ tổ chức nhiều chương trình thu hút du khách.