Sự kiện & Bình luận

Tiếng Việt là báu vật vô giá của toàn dân tộc Việt

Tiếng nói nhà văn
09:29 | 29/11/2017
Mới đây, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội rộ lên câu chuyện PGS, TS Bùi Hiền (Nguyện Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Hà Nội) đề nghị thay đổi toàn bộ bảng chữ cái “Tiếng Việt” thành “Tiếg Việt”, “Giáo dục” thành “ Záo zụk” Đó là quyển sách “Ngôn ngữ ở Việt Nam- Hội nhập và phát triển”, tập 1, dày 2200 trang, do NXB Dân Trí phát hành nhân Hội thảo Ngữ học toàn quốc, tổ chức vào tháng 9/ 2017 tại trường Đại học Quy Nhơn, đã gây rất nhiều tranh cãi và nhận nhiều “gạch đá” của dư luận không đồng tình đối với “công trình” ngôn ngữ này!
aa

Mới đây, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội rộ lên câu chuyện PGS, TS Bùi Hiền (Nguyện Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Hà Nội) đề nghị thay đổi toàn bộ bảng chữ cái “Tiếng Việt” thành “Tiếg Việt”, “Giáo dục” thành “ Záo zụk”... Đó là quyển sách “Ngôn ngữ ở Việt Nam- Hội nhập và phát triển”, tập 1, dày 2200 trang, do NXB Dân Trí phát hành nhân Hội thảo Ngữ học toàn quốc, tổ chức vào tháng 9/ 2017 tại trường Đại học Quy Nhơn, đã gây rất nhiều tranh cãi và nhận nhiều “gạch đá” của dư luận không đồng tình đối với “công trình” ngôn ngữ này!

Ngôn ngữ theo khái niệm thông thường là: “hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người”. Ngôn ngữ tiếng Việt cũng không ngoại lệ, kể từ khi hệ thống chữ viết của tiếng Việt được sử dụng chữ viết La tinh thay cho chữ Hán, chữ Nôm từ thời Alexandre De Rhodes cho đến khi hoàn chỉnh từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và thay thế hoàn toàn các văn bản viết bằng chữ Nôm, chữ Hán, đến nay vẫn không ngừng phát triển và hoàn thiện. Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ vẫn luôn được các nhà nghiên cứu tìm tòi, “sáng chế” và đề xuất. Vì vậy mà việc đề xuất của PGS, TS Bùi Hiền cũng không ngoại lệ, thành bại là lẽ thường tình của nhà nghiên cứu, phát minh. Vấn đề là “sáng chế” của PGS, TS Bùi Hiền đưa ra cũng không mới mẻ gì, vì trước đây ở Miền Nam đã có nhóm của ông Nguyễn Ngu Í cũng đã đề nghị thay thế một số mẫu tự của tiếng Việt để gọn hơn, và dễ viết, dễ phân biệt hơn! Nhà thơ Bùi Giáng cũng là người khi viết đã lược bỏ đi một số mẫu tự của chữ Quốc ngữ. Điều quan trọng là qua ứng dụng, những sáng chế này đã không được nhân dân ủng hộ, tức chưa đi vào lòng của nhân dân và cũng chưa thực sự mới mẻ, có sức thuyết phục nên đã sớm chết yểu và chìm vào quên lãng. Giả sử các công trình ấy sớm được mọi người đồng tình, ủng hộ và đưa vào áp dụng, thì sáng chế của PGS, TS Bùi Hiền chắc cũng góp phần vào việc “hoàn thiện” hay bổ sung thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt, nên thiết nghĩ, mọi người chúng ta cũng không nên quá khích, làm ầm ĩ và ném quá nhiều gạch đá, mà hãy bình tâm suy xét cho thật công tâm trước những “công trình sáng chế”, phát minh của người khác.

Điều có lẽ khiến chúng ta... trăn trở thật nhiều, đó chính là trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay đã có rất nhiều từ ngữ... “ngoa ngôn”, ý nghĩa tù mù, khó hiểu ngày càng phát triển và sử dụng rất nhiều trong các văn bản hành chính của nhà nước, gây rất nhiều phản cảm, khó chịu cho những người am hiểu về ngôn ngữ tiếng Việt song vẫn rất ít người lên tiếng và điều chỉnh. Tiếng Việt ngày càng mất đi vẻ trong sáng và giàu đẹp của nó. Trên các trang mạng xã hội, ngôn ngữ Chat của lớp trẻ, rất nhiều từ ngữ tiếng Việt được viết, được nói một cách... bừa bãi, vô tội vạ. Tiếng Việt ngày càng thêm rối rắm, tối nghĩa, khiến người ngoại quốc khi học nói tiếng Việt cũng phải... lắc đầu chịu thua vì... khó quá!

Việc nghiên cứu, cải tiến, phát minh làm tiếng Việt trong sáng, giàu đẹp hơn là điều cần thiết. Nhưng quan trọng nhất là phải đi vào được cuộc sống, hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tiếng Việt mới ngày càng được yêu quý xứng đáng là báu vật vô giá của toàn dân tộc Việt và cả những người nước ngoài yêu mến tiếng Việt...

* Tên bài viết do Vanngheonline đặt


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.