Sự kiện & Bình luận

Tính thực tiễn của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Hồng Phúc
Chính trị xã hội
09:38 | 01/03/2025
Baovannghe.vn - Hội thảo "Góp ý Dự thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035" diễn ra trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 28/2.
aa

Theo đó, với 10 dự án thành phần, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 hướng tới xây dựng xã hội văn minh, con người văn hóa. Do đó, khi phân bổ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, cần phải xác định đâu là địa bàn trọng điểm. Những địa phương khó khăn, là “vùng trũng” phát triển văn hóa thì phải có sự quan tâm đúng mức và có sự ưu tiên. Đó là nội dung được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh tại Hội thảo "Góp ý Dự thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035" diễn ra trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 28/2.

Tính thực tiễn của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Đại biểu tham dự Hội thảo

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư với nguồn vốn hơn 122 nghìn tỷ đồng.

Đây là chương trình đầu tư công nên đòi hỏi tính thực tiễn. Quan điểm thực hiện là phân cấp, địa phương biết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm (Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh)

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đề cập đến việc phát triển nguồn nhân lực để làm nền tảng cho phát triển văn hóa.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Thúy cho rằng ngành văn hóa hiện đang thiếu hụt nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực chưa xứng tầm nhiệm vụ, bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý cho tới cán bộ chuyên môn, đội ngũ văn nghệ sỹ. Trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực phát triển công nghiệp văn hóa thì thực trạng này rất đáng lo ngại.

Cùng quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương cho rằng để phát triển văn hóa thì vấn đề cốt lõi là đào tạo con người và nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Cần có một đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý tài năng. Quản lý phát huy hiệu quả của các đơn vị, thiết chế văn hóa không chỉ cần có vỏ, có "phần cứng" mà cốt yếu chính là "phần mềm". Và để giải quyết bài toán nhân lực, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương khẳng đinhh, cần đưa đội ngũ sáng tạo, các văn nghệ sỹ đến với những "mũi nhọn" trong thực tiễn, để họ cảm nhận được thực tế chứ không chỉ "cưỡi ngựa xem hoa".

Đứng ở góc độ chuyên môn, nghệ sỹ Nhân dân Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, hiện hệ thống các trường phải chủ động trong phát hiện tài năng để đầu tư, cùng với đó là đầu tư cho các đoàn nghệ thuật, đầu tư sáng tác. Đồng thời, cần xem xét cơ chế để đầu tư cho nghệ sỹ tài năng hoạt động độc lập, bởi những đóng góp của họ đều là đóng góp chung cho nền văn học nghệ thuật nước nhà dù họ không thuộc các hội, ngành, hay biên chế Nhà nước.

Như vậy, cùng với đầu tư cho các thiết chế văn hóa, con người để từng bước thực hiện chương trình, những vấn đề nêu lên tại hội thảo sẽ là những gợi ý thiết thực cho những người làm chính sách trên cơ sở thảo luận lần này, Bộ trưởng đề nghị cần chú ý đến tính thực tiễn, những nội dung trong các dự án thành phần cần được cân đối kỹ lưỡng, tính đến yếu tố xã hội hóa. Đặc biệt, trong 10 thành phần, phải chọn ra 6 thành phần có tính chất cấp bách để ưu tiên thực hiện. Trong đó, tập trung vào lĩnh vực bảo tồn di tích- di sản; công nghiệp văn hóa; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa để hình thành môi trường văn hóa. Cùng với đó, tập trung vào hợp tác quốc tế, hình thành những trung tâm hợp tác quốc tế ở nước ngoài- "địa chỉ đỏ" của kiều bào ta ở nước ngoài, là nơi để Việt Nam quảng bá văn hóa.

Bộ trưởng cũng lưu ý phải có kế hoạch trong đào tạo cũng như tạo ra một số tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu; tập trung cho các chương trình đào tạo để phát hiện tài năng; hướng đến có những cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế…

Ba bức tranh Rembrandt tại Mauritshuis bị phân loại lại thành bản sao

Ba bức tranh Rembrandt tại Mauritshuis bị phân loại lại thành bản sao

Ba bức tranh từng được Bảo tàng Mauritshuis (The Hague, Hà Lan) trưng bày như tác phẩm của Rembrandt vừa chính thức bị phân loại lại thành bản sao. Kết quả nghiên cứu mới cho thấy, những bức tranh này nhiều khả năng được thực hiện bởi học trò hoặc cộng sự trong xưởng vẽ của danh họa vào thế kỷ 17. Phát hiện này một lần nữa nhấn mạnh những thách thức trong việc xác minh tính xác thực của các kiệt tác hội họa cổ điển.
Không đề 2 - Thơ Trần Hoàng Vy

Không đề 2 - Thơ Trần Hoàng Vy

Baovannghe.vn- Ta gửi vào trưa xanh nỗi nhớ/ Giữa đường một thoáng nắng chong chao
Với Sài Gòn, toàn thắng. Thơ Giang Nam

Với Sài Gòn, toàn thắng. Thơ Giang Nam

Baovannghe.vn - Thành phố này ai không gửi một phần tuổi thơ/ Ai không từ đây ra đi với trái tim nặng trĩu/ “Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy” /Xót nỗi cha ông, thương nỗi bây giờ.
Thời tiết ngày 28/4/2025: Bắc Bộ, không khí lạnh gây mưa giông rải rác

Thời tiết ngày 28/4/2025: Bắc Bộ, không khí lạnh gây mưa giông rải rác

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 28/4/2025: Bắc Bộ ảnh hưởng đợt không khí lạnh nhẹ gây mưa giông rải rác.
Tác giả J.K. Rowling bị gọi là "kẻ thua cuộc tàn ác"

Tác giả J.K. Rowling bị gọi là "kẻ thua cuộc tàn ác"

Nam diễn viên Pedro Pascal đã công khai chỉ trích J.K. Rowling, gọi bà là "kẻ thua cuộc tàn ác" sau phán quyết gây tranh cãi của Tòa án tối cao Anh về định nghĩa giới tính. Sự việc thổi bùng lại cuộc tranh luận gay gắt quanh lập trường giới tính của Rowling, người từng là biểu tượng văn học thiếu nhi nhưng nay trở thành nhân vật trung tâm trong phong trào bảo vệ giới tính sinh học. Cuộc đối đầu giữa các quan điểm về quyền lợi người chuyển giới và nữ quyền truyền thống tiếp tục làm dấy lên những phản ứng trái chiều trong giới văn nghệ sĩ và công chúng toàn cầu.