Văn hóa nghệ thuật

Trên màn ảnh, những anh hùng

Ý Nhi
Điện ảnh
15:42 | 29/07/2024
Baovannghe.vn - Có một chủ nghĩa anh hùng rất khác trong điện ảnh cách mạng Việt Nam, nơi người xem xúc động bởi những người lính rất đời thường...
aa

Có một chủ nghĩa anh hùng rất khác trong điện ảnh cách mạng Việt Nam, nơi người xem xúc động bởi những người lính rất đời thường. Họ yêu gia đình và đồng bào, yêu nước Việt và yêu hoà bình. Họ là em bé Hà Nội. Họ là những bác sĩ trẻ yêu đời. Họ là những chàng sinh viên theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường nhập ngũ…

Những người anh hùng trên màn ảnh thường phải phi thường, làm chuyện to tát, vĩ đại? Người anh hùng phải là những tài năng đặc biệt như Forrest Gump (Robert Zemeckis), hay xạ thủ thiện nghệ trong American Sniper (Clint Eastwood)? Những thước phim phải quay thật đẹp, thật hoành tráng? Đó là công thức “rất Hollywood”, kịch tính hấp dẫn là điều không thể phủ nhận hay bàn cãi. Nhưng những người anh hùng trên màn ảnh, dù dựa trên những câu chuyện có thật, một mặt khiến người ta tò mò, mặt còn lại, lần tìm sự chân thực trong những hình tượng được tô vẽ quá mức trên màn ảnh đó.

Trên màn ảnh, những  anh hùng
Một cảnh trong phim Cánh đồng hoang

Trong suốt chiều dài lịch sử của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như sau này, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim chiến tranh và những anh hùng cách mạng cảm động. Ở đó người anh hùng không xuất hiện một cách phô trương mà đầy chân thật, gần gũi. Họ là ông, bà, là cha mẹ và người thân của chúng ta. Họ yêu người thân và yêu đồng bào, yêu nước Việt và yêu hoà bình. Họ là em bé Hà Nội. Họ là một bác sĩ trẻ yêu đời. Họ là những chàng sinh viên theo tiếng gọi Tổ quốc lên đường nhập ngũ…

Những người anh hùng cách mạng lên phim thường bình dị. Hoài (Phi Nga) và Vận (Mạnh Linh) trong Chung một dòng sông (1959) của hai nhà làm phim Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Kỳ Nam mãi là những hình tượng người lính, người anh hùng của nước Việt. Họ yêu nhau trong thời kháng chiến chống Pháp, Vận là du kích trong khi Hoài là người chở du kích qua sông. Tình yêu của họ lớn như khát vọng đất nước độc lập; ước mong chung sống như khát vọng thống nhất một dải của Tổ quốc. Hay như trong Em bé Hà Nội của đạo diễn Hải Ninh, người xem nhìn thấy những người anh hùng mặc áo lính, những người công an hay sĩ quan trong kháng chiến chống Mỹ. Anh hùng đâu chỉ một người, anh hùng là tất cả đồng bào, là cả một dân tộc.

Những người anh hùng như Hoàng, Thành, Thăng và Long trong Mùi cỏ cháy của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười là những chàng sinh viên được lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971 tại Thành cổ Quảng Trị. Họ sẵn sàng chiến đấu dù có thể phải nằm lại dưới những “bia mộ không tên”.

Trong Đừng đốt (2009) của đạo diễn Đặng Nhật Minh lại hiện lên hình ảnh của người bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Một bác sĩ tài năng nhưng trên hết là sự vui vẻ yêu đời, đôi chút mộng mơ và tinh nghịch. Không cách điệu mà ngôn ngữ điện ảnh đầy chân thật, khiến người ta không chỉ tin và mà còn yêu, trân trọng những người anh hùng mặc áo lính.

Còn nhiều hình tượng anh hùng khác trong điện ảnh cách mạng Việt Nam mà chúng ta sẽ không bao giờ quên. Đó là Nghĩa (Trương Minh Quốc Thái), Tướng Lê Dinh (NSƯT Hoàng Hải) trong Những người viết huyền thoại (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng); hay Ba Đô (NSND Lâm Tới), Sáu Xoa (Thuý An) trong Cánh đồng hoang. Họ là những người anh hùng được yêu mến bởi tình yêu và khát vọng mà không cần phải tô đắp những hình tượng xa rời thực tế.

Khi Đào, phở và piano của đạo diễn Phi Tiến Sơn ra rạp đầu năm 2024, nhiều khán giả đã không tin bộ phim có thể tạo ra được tác động lớn. Bộ phim tái hiện những khung cảnh Hà Nội trong cuộc chiến 60 ngày đêm cuối năm 1946, đầu năm 1947) đã tạo ra một vài bất ngờ, trở thành “hiện tượng” phòng vé. Dù có một số vấn đề về mặt xây dựng câu chuyện hay sản xuất, bộ phim cũng đã thổi một làn gió mới, để người trẻ nhìn lại lịch sử dân tộc. Ở bộ phim vẫn ánh lên những người anh hùng, những người yêu nước gần gũi.

Hay Địa đạo là dự án được đạo diễn Bùi Thạc Chuyên ấp ủ trong 10 năm, về địa đạo Củ Chi. Địa đạo lấy bối cảnh năm 1967, thời điểm chiến tranh Việt Nam ngày càng khốc liệt. Đội du kích do Bảy Theo (Thái Hoà) chỉ huy tại căn cứ Bình An Đông trở thành mục tiêu tìm và diệt số một của quân đội Mỹ khi nhận nhiệm vụ bằng mọi giá phải bảo vệ một nhóm thông tin tình báo chiến lược mới đến ẩn náu tại căn cứ. Thông qua Địa đạo, nhà làm phim muốn mang đến câu chuyện về sự thông minh và tinh thần yêu nước ngoan cường của nhân dân miền Nam lên màn ảnh.

Nhìn lại từ bộ phim cách mạng đầu tiên của Việt Nam là Chung một dòng sông (1959) đến Địa đạo đang trong quá trình sản xuất là một chiều dài của dòng phim cách mạng tại Việt Nam. Những bộ phim ra đời trong thời chiến tranh vẫn toát ra tính chiến đấu nhưng vẫn rất gần gũi, dù khó khăn nhưng lại là những tác phẩm điện ảnh xuất sắc của Việt Nam. Bên cạnh đó, những bộ phim ra đời trong thời bình về đề tài cách mạng vẫn tiếp nối, kể lại những người anh hùng thông qua ngôn ngữ điện ảnh hiện đại.

Ý Nhi | Báo Văn Nghệ

Tạm dừng hoặc dời lịch diễn nhiều chương trình nghệ thuật "Đọc lại" tấm vé đi vào sự bất tử của nghệ thuật Thơ ca và âm nhạc: Cái tương đồng và cái khác biệt "Phim đa vũ trụ là kẻ thù của nghệ thuật kể chuyện" Tìm nguồn thu và xác lập lại việc đầu tư cho văn học nghệ thuật
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".