Diễn đàn lý luận

Văn chương trẻ TPHCM tiếp nối sự đa dạng - Văn Chương Phương Nam

CTV
Lý luận phê bình
14:00 | 12/10/2024
Baovannghe.vn- Sáng11/10, Hội nghị Những người viết trẻ TPHCM lần 5-2024 với chủ đề “Khát vọng phương Nam” đã khai mạc với sự tham dự của 100 nhà văn trẻ
aa
Văn chương trẻ TPHCM tiếp nối sự đa dạng - Văn Chương Phương Nam
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu khai mạc Hội nghị Những người viết trẻ TPHCM lần 5

Nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu khai mạc đã đặt nhiều kỳ vọng vào thế hệ các nhà văn trẻ có tuổi đời dưới 40: “Sự vận hành của văn chương tuy không giới hạn bởi đường ray hay quãng đường đến và đi như sự vận hành của đoàn tàu nhưng cũng cần sự tiếp nối, liên tục tiếp nối; thế hệ sau tiếp nối thế hệ đi trước, tiếp nối về tài năng, trí tuệ, phẩm hạnh và cả sự dấn thân cống hiến, dấn thân khai mở lối đi mới, chân trời mới, góp phần cho đời sống tâm hồn, đời sống văn hóa, phong phú hơn, giàu có hơn và nhân văn hơn”

“Đồng thời, là một đô thị lớn nhất nước, TPHCM quy tụ nhiều nguồn lực trẻ khao khát sáng tạo, trong đó văn chương có sức cuốn hút đặc biệt. Các cuộc thi tài văn chương như “Văn học tuổi 20” do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức, đã phát hiện được nhiều tác giả trẻ có năng lực văn chương và đang có những bước đi vững vàng. Rồi giải thưởng văn học dành cho tác giả trẻ của Hội nhà văn TPHCM, của Hội nhà văn Việt Nam và từ năm 2022 đến nay, Đại học quốc gia Tp.HCM liên tục mở “Hướng nghiệp văn chương” bằng cuộc thi “Văn học trẻ” cho sinh viên toàn quốc tham gia, đã giới thiệu cho văn đàn, cho hội nghị này những cây bút trẻ, thật trẻ và đầy hứa hẹn”, nhà văn Bích Ngân, cho hay.

Văn chương trẻ TPHCM tiếp nối sự đa dạng - Văn Chương Phương Nam
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn, Phó Ban tổ chức Hội Nghị Những người viết trẻ TPHCM lần 5 phát biểu
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn, Trưởng Ban Nhà văn trẻ của hội này, thì điểm danh chi tiết hơn về sự kế thừa này: “Sự tiếp nối có thể thấy ngay trong chính hội trường này, có hai anh em ruột là đại biểu chính thức (Nguyễn Trần Thiên Lộc – Nguyễn Trần Khải Duy), có con là đại biểu và mẹ là khách mời (Cao Việt Quỳnh – Nguyễn Quỳnh Trang), có con là đại biểu và cha là khách mời (Trần Phú Minh Anh – Trần Lê Khánh). Sự tiếp nối cho chúng ta hy vọng về sự bồi đắp bền bỉ của sáng tạo văn chương”.

“Ở một đô thị nhộn nhịp mang đẳng cấp quốc tế như TPHCM, văn chương chưa bao giờ bị ru ngủ bởi những mơ tưởng viễnvông. Văn chương buộc phải vận hành trong sự năng động củacộng đồng, và nỗ lực dự phần vào đời sống tinh thần của cộngđồng. Với đặc trưng ấy, nghề cầm bút chuyên nghiệp đối mặtnhiều thử thách cho các bạn trẻ muốn tìm kiếm cơ hội lập thântheo cách riêng mình. Cũng may, sức quyến rũ của một môitrường sống cởi mở vẫn không ngừng thu hút dòng người nhậpcư, đã giúp đội ngũ văn chương TP.HCM đều đặn bổ sung những gương mặt mới. Vì vậy, Hội nghị những người viết trẻTPHCM 2024 lại chứng kiến thêm một thế hệ rời vạch xuất phát để theo đuổi đam mê viết lách”, theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn.

“Bây giờ, không còn những tờ báo ưu ái đăng tải sáng tác cho các cây bút trẻ, như hai thập niên cuối thế kỷ 20. Thế nhưng, bù đắp lại, mạng internet đã và đang tạo ra không gian thuận lợi cho các cây bút trẻ được phô diễn tài năng. Có không ít cây bút từ bệ phóng của Blog hay Facebook, mà trở thành tác giả có sách bán chạy trên thị trường. Mặt khác, tận dụng công nghệ thông tin, các cây bút trẻ tỏ ra nhạy bén trong việc quảng bá và tiếp thị tác phẩm. Thậm chí, nhiều cây bút trẻ dễ dàng phát hành được tác phẩm của mình đến tận vùng sâu, vùng xa thông qua kết nối thế giới ảo”, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nói về những thuận lợi và khó khăn của đời sống văn chương trẻ TPHCM.

Văn chương trẻ TPHCM tiếp nối sự đa dạng - Văn Chương Phương Nam
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tác giả được bạn đọc trẻ yêu thích nhất hiện nay, chúc mừng Hội Nghị Những người viết trẻ TPHCM lần 5
Sự đa dạng của văn chương trẻ TPHCM cũng chính là sự tự do trong sáng tạo, như tác giả Cao Việt Quỳnh sinh năm 2008 trẻ nhất hội nghị này, cho biết: “Với sự tự do của một đứa trẻ, không cần cố gắng rập khuôn bản thân trong bất cứ thể loại nào, mà có thể thoải mái tưởng tượng. Mặc dù bây giờ những tiểu thuyết mới hơn, như 5 cuốn trong bộ “Lục Địa Rồng” của cháu đã dần có hệ thống, tổ chức hơn trước, một câu chuyện mạch lạc với diễn biến hợp lý…, nhưng cháu vẫn cố gắng không đánh mất sự sáng tạo, phá cách của thời gian sáng tác trước, vào lúc bắt đầu, khi cháu 9 tuổi”.

Còn nhà văn Bùi Tiểu Quyên thì tập trung vào văn học thiếu nhi, với lý do đây là mảnh đất màu mỡ đang được khai phá: “Vài năm trở lại đây, không còn những nhận định “vắng bóng” hay “thiếu tác phẩm hay” khi nói về văn học thiếu nhi, thay vào đó là sự khởi sắc đáng kỳ vọng. Những người cầm bút trẻ đã cùng nhau thổi làn gió tươi mới cho văn đàn với các tác phẩm đa dạng thể loại, đề tài cũng như văn phong, bút pháp. Có thể thấy chất liệu cho sáng tác văn học thiếu nhi trong tác phẩm của người trẻ hiện nay rất phong phú. Bối cảnh văn hóa từ miền Tây sông nước, miền Trung đến vùng quê đồng bằng Bắc Bộ đều xuất hiện trong các trang viết của các cây bút khắp mọi miền”.

Trong khi đó, nhà văn trẻ Lâm Phương Lan thì nhắm đến thể loại nặng ký hơn là tiểu thuyết: “Nếu đã viết được truyện ngắn, tôi chắc chắn bạn sẽ tham vọng hơn, đặt mục tiêu cao hơn là viết tiểu thuyết. Tôi không hề có ý so sánh thể loại nào dễ – khó, thể loại nào được đánh giá thấp – cao. Bởi vì, con đường sáng tác đều nhọc nhằn như nhau cả. Nhưng tiểu thuyết là một vùng đất rộng cả về không gian, ý tưởng cốt truyện, thời gian trải dài theo nhân vật và sự kiện. Vì vậy, bạn muốn bơi từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia để kết thúc? Hay bạn muốn được vùng vẫy giữa biển khơi, chiến đấu để sinh tồn, tìm được một hòn đảo, và tiếp tục viết tiếp câu chuyện phiêu lưu ấy? Sáng tác tiểu thuyết chính xác là cần một người viết phải luyện tập hàng ngày, có sức bền trong cả tư duy và ý tưởng không ngừng mở rộng. Ngay cả khi, những người viết trẻ như chúng ta, nhịp sống giữa thời đại công nghệ gấp gáp, vẫn kiên nhẫn kể câu chuyện ấy bằng ngôn từ (thay vì hình ảnh, âm thanh, nốt nhạc…) dài mấy trăm – hàng nghìn trang viết”.

Văn chương trẻ TPHCM tiếp nối sự đa dạng - Văn Chương Phương Nam
Các nhà văn trẻ tiêu biểu của TPHCM nhận hoa và quà tại Hội Nghị Người viết trẻ TPHCM lần 5-2024
"Làm thế nào để nuôi dưỡng thói quen đọc sách của cộng đồng?" hẳn là trăn trở lớn của văn hoá đọc Việt Nam suốt những thập kỷ này là suy tư của nhà văn trẻ Nguyễn Trần Thiên Lộc: “Từ năm 2012 đến nay, tôi có hơn mười năm cộng tác với Room to Read, một tổ chức phi chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giáo dục cho trẻ em ở những vùng khó khăn tại 11 nước châu Phi và châu Á. Họ nghiên cứu khá kỹ lưỡng về khả năng đọc ở từng độ tuổi. Qua đó, họ lập bảng phân loại về trình độ đọc theo từng lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) và thu gom/xuất bản sách theo từng cấp độ để đưa về các thư viện ở các trường tiểu học vùng khó khăn”.

“Công việc của chúng tôi là sáng tác truyện cho cấp độ đọc 1 và 2. Sau đó phải bàn bạc với họa sĩ minh họa để cho ra đời những cuốn sách tranh chỉn chu nhất theo những tiêu chí chặt chẽ của Room to Read. Sách tranh là thể loại sách kết hợp giữa lời văn và tranh vẽ để câu chuyện có thể được kể ra phần lớn bằng hình ảnh, giúp các em có thể hiểu được câu chuyện mà không phải đọc chữ quá nhiều. Mục tiêu của chương trình là giúp học sinh tiểu học các vùng khó khăn hứng thú với việc đọc sách, tạo thói quen để các em trở thành người đọc độc lập trong tương lai”, Nguyễn Trần Thiên Lộc, chia sẻ.

Theo Ngày Nay

--------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Văn chương trẻ đồng hành khát vọng phương Nam Nhà văn trẻ và khát vọng lớn Dòng chảy đa dạng và năng động của văn trẻ TP.HCM Văn trẻ - đừng như những ánh sao băng Gia Lai: Tọa đàm Văn học “Viết văn trẻ – Văn học Tây Nguyên đương đại”
Bản tin Văn nghệ: Ra mắt vở kịch thơ "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương"

Bản tin Văn nghệ: Ra mắt vở kịch thơ "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương"

Baovannghe.vn - Nhà hát Thế Giới Trẻ (thuộc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM) sẽ công diễn vở "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương" vào ngày 24/10 do NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đạo diễn.
"Cu li không bao giờ khóc" giành giải  FIPRESCI  - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

"Cu li không bao giờ khóc" giành giải FIPRESCI - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

Baovannghe.vn - Sau chiến thắng tại Liên hoan, Phim Cu li không bao giờ khóc cũng đã được ấn định lịch phát hành tại Việt Nam vào ngày 15/11 tới.
Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10
Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Baovannghe.vn- Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo , dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.