Chuyên đề

Về bài thơ "Nam Quốc sơn hà"

Câu chuyện văn hoá
03:35 | 25/04/2016
Ít ngày qua, thấy cả trong lẫn ngoài “mạng”, dư luận ồn ào vì việc, sách giáo khoa (SGK) mới, môn Ngữ văn, lớp 7, tập 1, thích bản dịch theo vần trắc hơn là bản dịch theo vần bằng, bài “Nam quốc
aa

THỪU CHÂU

Ít ngày qua, thấy cả trong lẫn ngoài “mạng”, dư luận ồn ào vì việc, sách giáo khoa (SGK) mới, môn Ngữ văn, lớp 7, tập 1, thích bản dịch theo vần trắc hơn là bản dịch theo vần bằng, bài “Nam quốc sơn hà”, tương truyền là do Lý Thường Kiệt (1019-1105) đọc ở đền thờ Trương tướng quân, bên khúc sông Cầu chảy qua làng Như Nguyệt, huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang xưa (giờ thuộc tỉnh Bắc Ninh), trong một đêm cự Tống tháng 12 năm Chiêu Thắng thứ nhất (1076), đời Lý Nhân Tông (1072-1127), mà Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) đã chép (Các “tương truyền” khác, xin được chưa bàn ở đây!).
Văn bản chữ Hán của bài thơ được in trong SGK phiên âm là:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Tin vào SGK, đang định nghĩ cùng dư luận, xem bản dịch thơ theo vần bằng hay theo vần trắc thích hơn, thì chợt đọc được lời giáo sư (GS) Nguyễn Khắc Phi, Tổng chủ biên sách này, trao đổi với phóng viên tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, ngày 10/11/2015: Khi làm sách, chúng tôi cũng phải cân nhắc, ngay bản chữ Hán thì nên dùng bản nào (vì có tới khoảng 30 dị bản Hán văn). Cuối cùng, chọn theo bản in trong ĐVSKTT, tuy nhiên có đảo chữ “Tiệt nhiên phận định” trong ĐVSKTT thành “Tiệt nhiên định phận”. Phiên âm chữ Hán trong bức tranh sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (VBTLSVN), cũng sửa lại là “Tiệt nhiên định phận”.

“Đảo” cả chữ trong ĐVSKTT ư?- Chúng tôi ngạc nhiên tự hỏi rồi ngồi đọc lại sách cũ, mong được ngộ thêm, thì thấy có vài vấn đề khó mà không thắc mắc:

1. Cả trong ĐVSKTT lẫn trên Mộc bản triều Nguyễn (là bản khắc gỗ cổ nhất còn lại đến nay có khắc bài “Nam quốc sơn hà”) đều in bài “Nam quốc sơn hà” bằng chữ Hán và khi phiên âm, đều là:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Tra “mạng”! Thấy trong “Tiểu từ điển Việt- Hán” của “Từ điển trực tuyến Việt- Hán- Nôm” có hai cách viết từ “Phân định”. Chúng đều có một nghĩa chung là: “Phân chia và xác định rõ”. Vậy “Phân định” hàm nghĩa hoàn toàn phù hợp với văn cảnh bài thơ, và “Phân định” phải được coi là một từ, ở đây là một động từ, để chỉ việc phân chia cương vực, núi sông; vạch địa giới, lãnh thổ.

Thế thì vì sao ta không giữ “nguyên văn” trong sách cũ, mà lại tách từ này thành hai chữ và đảo “Phân định” thành ra “Định phận”, để rồi GS lại phải tốn công giải thích với Pháp luật TP. Hồ Chí Minh rằng: ... từ “định phận” để nguyên không dịch, đó là từ khóa. Vì chữ “phận” có hai nghĩa, “phận” là “địa phận”, “ranh giới”, “biên giới” và “phận” có nghĩa là “số phận”, cho nên nếu không dịch thì “định phận” là “số phận đã định”. Nó gợi lên một liên tưởng tiêu cực. Bản dịch nói lên vấn đề bờ cõi, biên giới nên chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều?.

Thưa GS! Có phải là vì ta đã “tách” và “đảo” chữ trong sách cũ nên mới phiền hà ra thế? (Chứ nếu để nguyên từ “Phân định” thì vốn đã rất rõ nghĩa và có “tiêu cực” gì đâu?).

2. Cũng ở phần trên, GS còn nói: ... Cuối cùng, chọn theo bản dịch in trong ĐVSKTT, tuy nhiên có đảo chữ (như vừa nói)... phiên âm chữ Hán trong bức tranh sơn mài ở VBTLSVN cũng sửa lại là “Tiệt nhiên định phận” (đã dẫn).

Đọc, chúng tôi không rõ GS “đảo chữ” theo “bức tranh” sơn mài kia hay là “bức tranh” theo GS mà “đảo chữ”? (Vì chưa biết “bức tranh” ấy được làm lúc nào, trước hay sau việc soạn SGK? Độ tin cậy của “bức tranh” ra sao?).

Thế là cả hai vấn đề: Vì sao phải “đảo chữ”? và Ai “đảo chữ” trước? Chúng tôi đều chưa được rõ!

Thế nên chúng tôi trộm nghĩ, khi “bản gốc” còn chưa phân minh như vừa nói, thì sự hay dở của các bản dịch là rất khó bàn! Còn nếu cứ bàn, thì dư luận cũng chỉ thêm ồn ào rồi buông một câu: “Đến nguyên bản chữ Hán còn đầy dị bản, nói gì đến bản dịch!” và lúc ấy, thì việc tìm hiểu- tranh luận quanh các bản dịch, vốn đã vô duyên vì xa “gốc”, lại càng còn rất ít ý nghĩa! Rất mong được GS Tổng chủ biên chỉ giáo!

Xin trân trọng cảm ơn trước!

Nguồn Văn nghệ số 47/2015


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.