Văn hóa nghệ thuật

"Vũ khúc mưa xuân" lan tỏa những giá trị văn hóa Việt

Anh Thư
Điện ảnh 20:00 | 24/02/2025
Baovannghe.vn - Bộ phim "Vũ khúc mưa xuân" do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
aa

"Vũ khúc mưa xuân" do Thượng tá Nguyễn Thu Dung, Giám đốc Điện ảnh quân đội nhân dân đảm nhận vai trò Giám đốc sản xuất và biên kịch phim; đạo diễn phim Đặng Thu Trang; biên tập nghệ sĩ Ưu tú Đặng Thái Huyền thực hiện.

"Vũ khúc mưa xuân" có sự tham gia của nhiều bạn trẻ yêu nghệ thuật truyền thống. Ảnh BTC
Chia sẻ về cơn mưa trong phim đại diện e kip cho biết, đây chính là hình ảnh ẩn dụ không chỉ chứa đựng khao khát xóa tan mọi ký ức đau thương mà còn mang lại hy vọng và khởi đầu mới cho các nhân vật chính. Bộ phim truyền đi thông điệp: Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, tình yêu và sự tha thứ luôn có thể mang lại ánh sáng và hy vọng.

"Vũ khúc mưa xuân" kể về câu chuyện tình yêu đầy sóng gió giữa Jenny, một Việt kiều là họa sĩ nghiên cứu trang phục dân tộc và Dũng, con trai của một nghệ nhân thêu may cổ phục. Họ gặp nhau khi Jenny trở về Việt Nam tham gia từ thiện và tìm hiểu văn hóa dân tộc. Tình yêu của họ bị ngăn trở khi mẹ của Dũng phát hiện ra cha của Jenny chính là người đã gây ra cái chết của mẹ bà trong quá khứ. Và đây cũng chính là lý do để Bà An, mẹ của Dũng, không thể tha thứ và đã ngăn cản lễ cưới, khiến Dũng và Jenny phải chia tay trong đau khổ. Cha của Jenny sau đó thú nhận tội lỗi và xin được tha thứ trước khi qua đời. Hai năm sau, bà An nhận ra con trai mình vẫn luôn nhớ về Jenny và quyết định kết nối lại với cô. Dũng và Jenny gặp lại nhau trong một buổi triển lãm tranh từ thiện của Jenny và cơn mưa đã xóa tan mọi ký ức đau thương, mang lại cho họ một khởi đầu mới.

"Vũ khúc mưa xuân" lấy bối cảnh chính của câu chuyện xảy ra ở một gia đình nghệ nhân chuyên nghề thêu may trang phục Việt cổ nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của trang phục Việt và quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống, đồng thời quảng bá hình ảnh Hà Nội qua lăng kính điện ảnh. Chính vì vậy, phim được quay tại các làng nghề và những bối cảnh làng quê nên thơ tại ngoại thành Hà Nội, như: làng Đào Xá, làng thêu Đông Cứu của huyện Thường Tín... Nét đẹp của Hà Nội cũng như màu sắc bình dị của làng quê sẽ được tái hiện trên phim cùng những cảnh quan mang đậm ý nghĩa lịch sử, như: Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành,… của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ghi nhận từ ekip thực hiện, phim có kinh phí khiêm tốn nên thời gian quay rất ngắn, chỉ 9 ngày tổng quay cả ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ ekip đã rất cố gắng để hoàn thành đúng tiến độ. Nên ở góc độ ekip làm phim "Vũ khúc mưa xuân" mục tiêu cao nhất trong quá trình làm việc chính là làm sao lột tả cho hết nét đẹp của con người, văn hóa Việt vào điện ảnh nhằm lan tỏa một cách tự nhiên, sâu sắc nhất văn hóa làng nói riêng, văn hóa Việt nói chung trong dòng chảy văn hóa nhân loại.

Kí ức chiến tranh. Truyện ngắn của Trần Quốc Cưỡng

Kí ức chiến tranh. Truyện ngắn của Trần Quốc Cưỡng

Baovannghe.vn - Nửa đêm. Bà nội rón rén bước xuống giường. Tiếng dép va vào nền xi măng lẹp xẹp. Tiếng ho khục khặc. Giọng thảng thốt: “Út! Út ơi! dậy! dậy! tháo huy chương…”.
Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Baovannghe.vn - Cuốn sách Hồ Xuân Hương và Tôi của tác giả Đông Di được xếp - có lẽ do chính tác giả xếp - vào thể loại tản văn. Nhưng khi đọc xong và nghĩ sâu về tác phẩm này, tôi vẫn cứ muốn xem nó là một tiểu thuyết, chính xác là một tiểu thuyết du ký.
Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Baovannghe.vn - Hoàng Nguyên yêu thơ lắm. Ở đâu và lúc nào anh cũng đắm đuối thơ. Anh thuộc Thơ Mới, nhất là Nguyễn Bính. Anh noi gương mà làm thơ. Nhưng thơ anh lại rất ít lục bát. Anh làm thơ thể dài, nhưng cũng không phải thơ tự do.
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Baovannghe.vn - Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Nhận diện truyền thống và hiện đại

Nhận diện truyền thống và hiện đại

Baovannghe.vn- Hiện đại hóa xã hội Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, với những tác động nhanh chóng và phức tạp tới mọi lĩnh vực đời sống. Trong bối cảnh đó, vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành một yêu cầu cụ thể và cấp bách trong chiến lược phát triển bền vững.