Sáng ngày 13/4, tại Hội trường Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Sở Nội Vụ Hà Nội cùng Ban tổ chức Quỹ Lê Lựu đã tổ chức Lễ trao giải lần thứ 4 Cuộc thi Văn học về đề tài “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam về đời sống, sự nghiệp của các doanh nhân” và phát động cuộc thi lần thứ 5.
Đến dự lễ trao giải có nhà văn Nguyễn Trí Huân, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ nhà văn Lê Lựu, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Tổng biên tập báo Văn Nghệ; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn và cuộc sống; ông Khuất Quang Thụy, nguyên Tổng Biên tập báo Văn Nghệ; mhà văn Ngô Vĩnh Bình; nhà văn Phùng Văn Khai; nhà văn Văn Chinh, cùng nhiều nhà văn, nhà thơ, các tác giả đạt giải.
Được cố nhà văn Lê Lựu lập quỹ triển khai, cuộc thi Văn học về đề tài “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam về đời sống, sự nghiệp của các doanh nhân đã bước sang năm tổ chức thứ 8. Cuộc thi chính là hiện thực hóa mong muốn của cố nhà văn Lê Lựu là có thể thu hút được nhiều nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là các nhà văn trẻ cũng như nhiều cây bút tài năng cùng tham gia, góp phần làm nên những đổi mới của nền văn học đương đại cũng như đồng hành cùng tất cả những đổi thay về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước
Theo thể lệ cuộc thi, mỗi bài dự thi không quá 5.000 từ, bài chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, không trả lại bài dự thi. Giải thưởng: 1 giải nhất, mỗi giải 50 triệu đồng; 2 giải nhì, mỗi giải 30 triệu đồng; 3 giải ba, mỗi giải 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích, mỗi giải 1 triệu đồng.
Nêu nhận xét và cảm nghĩ chung về tất cả các tác phẩm đạt giải năm nay, nhà văn Văn Chinh nhận thấy các tác phẩm đoạt giải đều xứng đáng, được viết bởi những cây bút trẻ nhưng mang đậm tính nhân văn và đầy cảm hứng. Chia sẻ về tác phẩm đoạt giải nhất “Sóng khác” của tác giả Lê Hoài Hương, nhà văn cho biết: “Cái tích Từ Thức gặp Tiên đã quá quen thuộc, vậy mà Lê Hoài Lương dám kể chuyện một người vì đi uống nước ở giếng Tiên mà ngủ suốt 80 năm nay, trong truyện “Sóng khác” kể cũng liều. Nhưng gã ngư phủ ngày xưa sống hạnh phúc khỏe khoắn với vợ và với thiên nhiên chợt hiện ra trước lớp lớp người hiện đại như một “báu vật” còn gã cũng không sao hiểu nổi vì đâu mà con người sống giữa những “cái hộp” với sự trợ giúp của bao nhiêu tiện nghi công cụ – trong đó có công cụ tình dục mà vẫn không hạnh phúc thì rõ là mới lạ. Và hay!”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn và cuộc sống phát biểu tại Lễ trao giải |
Nối tiếp sự thành công của Cuộc thi, ban tổ chức đã phát động Cuộc thi Văn học về đề tài “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam về đời sống, sự nghiệp của các doanh nhân” và phát động cuộc thi lần thứ 5, với hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà văn trẻ có tài năng, có niềm đam mê với văn chương, từ đó, cuộc thi sẽ mang đúng nghĩa như một “Nguồn cảm hứng mênh mông thăm thẳm cho sáng tạo văn chương”, như ý nguyện của cố nhà văn Lê Lựu.
GIẢI THƯỞNG QUỸ NHÀ VĂN LÊ LỰU – LẦN THỨ 4
Giải Nhất, 50 000 000 đ, 01 giải:
Tác giả Lê Hoài Lương - Tác phẩm: Sóng khác, Ngưu hoàng
Giải Nhì, mỗi giải 20 000 000 đ; 02 giải:
Tác giả Phan Đình Minh - Tác phẩm: Cha tôi – Kép Cúc, Phần mềm
Tác giả: Nguyễn Hải Yến - Tác phẩm: Người đàn bà của dòng sông, Đồng tháng ba sương bắt đầu lên
Giải ba, mỗi giải 15 000 000 đ; 03 giải
Tác giả: Đinh Ngọc Hùng - Tác phẩm: Mặn mòi vị biển, Thăng trầm của đất, Vỡ làng
Tác giả: Phan Đức Lộc - Tác phẩm: Lỗ sẻ, Người đàn ông của dòng sông
Tác giả: Võ Thị Xuân Hà - Tác phẩm: Khúc Thiên thai, Giữa bầy cừu
Giải Tư, mỗi giải 10 000 000 đ; 04 giải:
Tác giả: Song Ngư - Tác phẩm: Giao cảm, Cầu vồng ma
Tác giả: Hồ Ngọc Quang - Tác phẩm: Mự tôi
Tác giả: Bùi Ngọc Quế - Tác phẩm: Còn nợ với hương linh liệt sĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Học - Tác phẩm: Bước qua ranh giới
Việt Thắng - Hà Phương