Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Đề nghị xem xét, công nhận Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Việt Thắng
Sách
13:48 | 15/10/2024
Baovannghe.vn - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, thẩm định Hồ sơ hiện vật Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn), trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.
aa

Đề nghị xem xét, công nhận Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, thẩm định Hồ sơ hiện vật Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn), trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.

Ngày 30/8/1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 - 1925) trao lại cho ông, để bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Đại diện cho chính quyền cách mạng lúc đó là ông Trần Huy Liệu, đã tiếp nhận, rồi cho chuyển về Hà Nội ngay trước ngày 2/91945. Đến năm 1952, hai cổ vật này rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, được người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại với vai trò là Quốc trưởng, sau đó được đưa sang Pháp vào năm 1953.

Ân vàng “Hoàng đế chi bảo”. Ảnh: Nguồn Internet
Ân vàng “Hoàng đế chi bảo”. Ảnh: Nguồn Internet

Trước khi qua đời (năm 1997), Bảo Đại đã di chúc để lại toàn bộ tài sản ở Pháp, trong đó có ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cho vợ là bà Monique Baudot, người Pháp. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, các tài sản trên thuộc về những người thừa kế và được rao bán đấu giá vào tháng 11/2022.

Sau hơn một năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan, chiều ngày 16/112023 (giờ Pháp) tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đã chứng kiến buổi lễ chuyển giao Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cho phía Việt Nam.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo triều Nguyễn cao 10,4 cm, nặng 10,78 kg, mặt ấn 13,8cm X13,7 cm. Mặt dưới được đúc nổi 4 chữ triện: Hoàng Đế Chi Bảo.

Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,… ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng của quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Sau khi hồi hương, Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (Bắc Ninh) là đơn vị thực hiện việc lưu giữ, trưng bày, phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm bảo vệ, phát huy giá trị của ấn vàng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (Bắc Ninh) theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Hiện tỉnh Bắc Ninh có 18 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, trong đó gồm: Tượng Phật A Di Đà (chùa Phật Tích, huyện Tiên Du); Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, thị xã Thuận Thành); Bia Xá Lợi Tháp Minh (Bảo tàng Bắc Ninh); Rồng đá (Xà thần), Đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình; Cột đá chạm rồng chùa Dạm (phường Nam Sơn, TP. Bắc Ninh); Cửa võng đình Diềm (phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh); Bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh (phường Đại Phúc, TP. Bắc Ninh); Mộc bản sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Bảo tàng Bắc Ninh); Thạp đồng Văn hóa Đông Sơn (Bảo tàng hoàng gia Nam Hồng)

Hà Nội dự kiến đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng để tu bổ di tích

Bản tin Văn nghệ: Đề nghị xem xét, công nhận Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia
Đình Chèm – Di tích Quốc gia đặc biệt – Ảnh: Sở VHTT Hà Nội.

Hà Nội sẽ dành hơn 14.000 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện các dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo các di tích trên địa bàn. Theo kế hoạch của UBND thành phố, việc này nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đến năm 2025 và các năm sau đó.

Thành phố sẽ tập trung vào việc quy hoạch, bảo quản và tu bổ các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia và thành phố. Trong giai đoạn 2021-2025, có 579 dự án sẽ được thực hiện với tổng vốn đầu tư 14.029 tỷ đồng, trong đó có 58 di tích quốc gia đặc biệt, cách mạng kháng chiến với vốn đầu tư 5.676,3 tỷ đồng. Các di tích cấp quốc gia và cấp thành phố khác sẽ nhận được 8.352,7 tỷ đồng để tiến hành tu bổ trong cùng giai đoạn.

Việc tu bổ sẽ bắt đầu từ năm 2024 và kéo dài đến năm 2025, với ngân sách lấy từ nguồn vốn thành phố. Các cơ quan chức năng cũng sẽ rà soát và phân loại các di tích chưa được xếp hạng để xem xét đầu tư trong giai đoạn 2025-2030.

The Showcase “Người đơm hoa giấy”

Thủ phủ Đàng TrongKinh đô nhà Nguyễn, Cố đô Huế, lịch sử trong gần 400 năm (1558 – 1945), là một trong những cái nôi của văn hóa lịch sử Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm, vùng đất này hiện có giá trị như một bảo tàng sống vì vẫn đang là nơi hội tụ và lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt. Và hoa giấy truyền thống từ làng Thanh Tiên là một trong những vẻ đẹp thủ công đã tồn tại xuyên qua hàng trăm năm lịch sử đầy biến động để tiếp tục cống hiến cho đời sống đương đại.

Do đó, Maypaperflower tổ chức triển lãm trưng bày “Người đơm hoa giấy” được diễn ra đến hết 20/10/2024 nhằm giới thiệu đến người yêu văn hóa truyền thống ở Tp. Hồ Chí Minh vẻ đẹp của hoa giấy thủ công xứ Huế do chính tay nghệ nhân Trần Phú của làng Thanh Tiên thực hiện.

Bản tin Văn nghệ: Đề nghị xem xét, công nhận Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với triển lãm, là phần tọa đàm với chủ đề giữ gìn nghề truyền thống đầy thăng trầm trong đời sống hiện đại của nghệ nhân hoa giấy thủ công Trần Phú và Nghệ nhân văn hóa ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh, hiểu được những thử thách và trách nhiệm của người trẻ khi làm mới những giá trị văn hóa trong đời sống đương đại thông qua câu chuyện của Chị Phan Ngọc Hiếu, Nhà sáng lập thương hiệu Maypaperflower.

Workshop làm hoa giấy cùng bánh trái cây nghệ thuật hứa hẹn sẽ mang lại cho công chúng những trải nghiệm thú vị khi đến với triển lãm. Hoa giấy thủ công: “Chạm” giá trị truyền thống!

Triển lãm được mở đến hết ngày 20/10/2024 tại 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM

Việt Thắng (tổng hợp)

----------

Bài viết cùng chuyên mục

Bản tin Văn nghệ: Thêm yêu Hà Nội qua những ấn phẩm đặc biệt Bản tin Văn nghệ: Tự hào về Thủ đô anh hùng qua “Hà Nội – Bản hùng ca phố” Bản tin Văn nghệ: Hà Nội khai trương tuyến phố đi bộ thứ 7 Bản tin Văn nghệ: Sốt sách tại Hàn Quốc sau thành công của nữ văn sĩ Han Kang Bản tin Văn nghệ: Võ Quang Phú Đức, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24
Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...