Viện Pháp tại Việt Nam và Xưởng Kịch và Nghệ thuật ATH sẽ giới thiệu vở kịch Ngày xưa do các nghệ sĩ Pháp và Việt Nam biểu diễn vào lúc 20h ngày 21/9 và 17h ngày 22/9 tại Trường Pháp quốc tế Alexandre Yersin (44 P. Gia Thượng, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội). Vở kịch được chuyển thể từ những sự tích và truyền thuyết dân gian lâu đời tại Việt Nam (từ những năm 300 trước Công nguyên) do đạo diễn Pháp Quentin Delorme dàn dựng.
Với Ngày xưa, e kip thực hiện kỳ vọng, qua không gian thử nghiệm sân khấu này, hai nền văn hóa được hòa trộn một cách tinh tế |
Ngày xưa lấy cảm hứng chủ yếu từ ba sự tích dân gian được chuyển thể thành kịch là Thần trụ trời (sự tích về cội nguồn của thế gian), Con rồng cháu tiên (câu chuyện về sự ra đời của xã hội Việt Nam) và Sự tích trầu cau (minh họa mối liên kết căn bản giữa con người và thiên nhiên).
Ba sự tích nói trên được trích từ cuốn Đầm Nhất Dạ của nhà văn Trần Huy Minh. Vở diễn quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và Pháp nhằm mục đích kết hợp hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa, các xu hướng thẩm mỹ cùng những quy chiếu lịch sử và đương đại.
Với Ngày xưa, e kip thực hiện kỳ vọng, qua không gian thử nghiệm sân khấu này, hai nền văn hóa được hòa trộn một cách tinh tế, nêu bật những điểm tương đồng vô cùng rõ nét giữa nền văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác trên thế giới.
Tứ tấu đàn dây Bond gồm Tania Davis (violin), Eos Counsell (violin), Elspeth Hanson (viola) và Gay-Yee Westerhoff (cello), là nhóm nhạc đầu tiên trên thế giới theo đuổi dòng nhạc cổ điển |
Bond live in Vietnam là chương trình nghệ thuật do báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam tổ chức, sẽ được diễn ra lúc 20h ngày 5-10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Đây là sự kiện thứ hai nằm trong chuỗi dự án âm nhạc Good morning Vietnam, sau sự kiện nghệ sĩ Kenny G live in Vietnam biểu diễn tại Việt Nam hồi tháng 9-2023 do báo Nhân Dân khởi xướng.
Tứ tấu đàn dây Bond gồm Tania Davis (violin), Eos Counsell (violin), Elspeth Hanson (viola) và Gay-Yee Westerhoff (cello), là nhóm nhạc đầu tiên trên thế giới theo đuổi dòng nhạc cổ điển giao thoa với những bản nhạc cổ điển được chơi theo tiết tấu đương đại sôi nổi. Hoạt động từ năm 2000, tới nay Bond vẫn duy trì phong cách biểu diễn trẻ trung, hiện đại và giữ vững danh hiệu là tứ tấu dây thành công nhất lịch sử âm nhạc thế giới. |
Chuỗi dự án Good morning Vietnam được thực hiện nhằmđưa âm nhạc đỉnh cao và thuần khiết nhất đến với yêu âm nhạc Việt Nam. Với Bond live in Vietnam công chúng yêu âm nhạc sẽ được thưởng thức 20 tác phẩm, có nhiều bản hit của Bond, Victory
Cũng giống như hậu sự kiện Kenny G live in Vietnam sau live concert Bond live in Vietnam, ban tổ chức cũng sẽ tiến hành quay 1 MV có sự tham gia của nhóm tứ tấu, nhằm lan tỏa sản phẩm âm nhạc này, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế.
BTC cho biết, toàn bộ tiền bán vé sẽ được ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3.
Trong các ngày từ 15/11 - 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, sẽ diễn ra Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 có khoảng hơn 200 đồng bào của 17 dân tộc tham gia sự kiện |
Trong khuôn khổ tuần văn hóa sẽ có các hoạt động nổi bật: Chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội; trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc.
Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, dự kiến, tham gia Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 có khoảng hơn 200 đồng bào của 17 dân tộc (gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chơ Ro) của 12 địa phương có đồng bào tham gia hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và phối hợp tổ chức sự kiện (chưa kể đồng bào các địa phương tham dự Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024).
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy vừa ký Quyết định về việc tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Hội tụ sông Hồng”.
Lan tỏa nghệ thuật hát Chèo truyền thống. Ảnh BTN |
Hội thi nhằm chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11; Chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); Góp phần giới thiệu nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, đáp ứng tình cảm, mong muốn của nhân dân và bạn bè quốc tế có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức tinh hoa của nghệ thuật Chèo truyền thống.
Quyết định cho biết, hội diễn sẽ được tổ chức từ ngày 14-17/11/2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình. Thành phần tham gia gồm: Đoàn nghệ thuật quần chúng thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm văn hóa - Điện ảnh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng (mở rộng).
Đồng thời, mỗi đơn vị tham gia Hội diễn sẽ xây dựng 01 tiểu phẩm Chèo theo đề tài, nội dung đảm bảo về chất lượng nghệ thuật, phong phú về làn điệu và hình thức biểu diễn. Tiểu phẩm Chèo thuộc đề tài: Truyền thống - Lịch sử - Hiện đại; khi đưa lên sân khấu cần có nội dung cụ thể, bố cục chặt chẽ và có tính nghệ thuật cao. Thời gian biểu diễn: tối đa 50 phút/Tiểu phẩm
Với việc tổ chức hội diễn, BTC kỳ vọng sẽ tạo điều kiện để các nhà quản lý, nghiên cứu, những người làm nghề và yêu nghệ thuật Chèo có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi nhằm nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo, biểu diễn của các hạt nhân cơ sở, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật truyền thống của nhân dân.
Quỳnh Hoa | Báo Văn Nghệ
------------
Bài viết cùng chuyên mục: