Trong các ngày từ 12 đến 19/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024 tại Nhà sáng tác Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024. |
Tham dự trại sáng tác có 26 tác giả là các nhà văn, nhà lý luận, phê bình, biên kịch, đạo diễn sân khấu, điện ảnh, truyền hình của 17 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong khuôn khổ của trại sáng tác, Ban Tổ chức đã xây dựng một số nội dung hoạt động định hướng chuyên môn như giao lưu, tọa đàm về tầm quan trọng của kịch bản văn học, chất lượng kịch bản hiện nay và những yêu cầu đổi mới với người viết…
Được biết, trại sáng tác là một phần trong nội dung cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; thực hiện Kết luận của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 trong việc phát huy sức mạnh của đội ngũ văn nghệ sĩ trong việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng mang tính tư tưởng và nghệ thuật cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.
Theo ban tổ chức, London sẽ là thành phố đầu tiên khởi động chuỗi hoạt động này vào ngày 13.9 với các hình ảnh được diễn ra tại Coal Drops Yard, một khu phức hợp mua sắm và không gian công cộng tư nhân. Sau đó, triển lãm sẽ lần lượt được tổ chức tại các thành phố lớn khác trên thế giới như: New York, Tokyo, Hà Nội, Paris, Milan, Thượng Hải, Singapore, Seoul, Manila, Kuala Lumpur và Stockholm.
Tác phẩm được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Lindokuhle Sobekwa từ tổ chức Magnum Photos tại Ethiopia |
Triển lãm ảnh "Peace for All" là sự kết hợp giữa thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản Uniqlo và tổ chức nhiếp ảnh nổi tiếng quốc tế Magnum Photos. Triển lãm sẽ mở cửa miễn phí để công chúng đến tham quan, thưởng lãm Tại Hà Nội, "Peace for All" sẽ diễn ra ở Trung tâm Thông tin và Triển lãm Hà Nội, 93 Đinh Tiên Hoàng, từ ngày 18 - 22.9. |
Đến với triển lãm, công chúng yêu hội họa sẽ được nghe - xem, những câu chuyện độc đáo về đất nước, con người tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, được thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật nhiếp ảnh hết sức sáng tạo và đầy ấn tượng, do các nhiếp ảnh gia nổi tiếng của tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum Photos như: Nhiếp ảnh gia Cristina de Middel, Lindokuhle Sobekwa và Olivia Arthur. Đó là những khoảnh khắc sinh hoạt đời thường.
Tính đến thời điểm hiện tại, triển lãm "Peace for All" đã bước sang mùa thứ 2 ( lần ra mắt đầu tiên vào năm 2022). Qua 2 năm triển khai, dự án đã quyên góp được hơn 1,5 tỷ Yên (tương đương khoảng 10 triệu USD) cho các quỹ nhân đạo quốc tế như UNHCR (Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn), Save the Children và Plan International. BTC kỳ vọng, trong thời gian tới, hoạt động của dự án tiếp tục nhận được sự ủng hộ của công chúng và nhất là những nhà nhiếp ảnh khắp nơi trên thế giới.
Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước”, Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ diễn ra từ ngày 27/9 – 29/9 tại TP Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận .
Đại biểu tham dự họp báo về Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI |
BTC kỳ vọng, Ngày hội sẽ tăng cường quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, có sự thống nhất và hòa hợp giữa các dân tộc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào Chăm trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. |
Ngày hội có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên và đồng bào dân tộc Chăm của 9 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, ban, ngành Trung ương.
Đến với Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI du khách sẽ được tham dự các hoạt động như trình diễn, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Chăm; không gian trưng bày, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch, đất nước, con người và những thành tựu về kinh tế-xã hội của các địa phương; Trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống địa phương; Trình diễn, giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm; Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm; Triển lãm “Đặc trưng văn hóa đồng bào Chăm trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; Trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa dân tộc Chăm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; Triển lãm tranh mỹ thuật về văn hóa dân tộc Chăm; Hội thảo về du lịch với chủ đề “Phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch”.
Cũng trong khuôn khổ Ngày hội, BTC cũng sẽ tổ chức thi đấu 6 môn thể thao truyền thống của tỉnh Ninh Thuận để công chúng hiểu hơn về những nét văn hóa độc đáo của địa phương.
Thông tin về ngày ra mắt sớm hơn 7 ngày ( so với dự kiến 27/9) đã được nhà sản xuất đưa ra sau khi đã vượt qua vòng kiểm duyệt của cơ quan chức năng. Phim Cám được gắn mác T18.
Phim “Cám” được gắn mác T18 |
Trước đó, ngày 13-8, nhà sản xuất phim Cám tung video clip quảng bá dài gần 2 phút có nội dung giới thiệu về các nhân vật trong dị bản kinh dị Cám . Trong phim, nhân vật Cám ( do diễn viên Lâm Thanh Mỹ đóng) có tạo hình vô cùng dị thường ( nửa mặt Cám có những u cục quái gở) và trong mắt ông nội cả Hương ( do diễn viên Mai Thế Hiệp đóng), thì Cám là nỗi ô nhục của dòng họ. Không những vậy, gương mặt của Cám còn được biên kịch khai thác triệt để, đẩy lên thành nguồn cơn của toàn bộ bi kịch gia đình ông lý trưởng Hai Hoàng (do diễn viên Quốc Cường đóng). Chưa dừng lại ở đó, phim Cám còn khiến người xem ám ảnh bởi hình ảnh kỳ dị của những cái chết nhuộm đỏ sân làng, lễ tế trinh nữ… báo hiệu những điều kỳ quái, quỷ dị đã và sẽ diễn ra ở làng Hương.
Ngoài bối cảnh gia đình Tấm Cám, khán giả còn được biết đến nhân vật người mẹ Kế (Thúy Diễm đóng), về hội đình, hội thử hài, cờ người, đấu vật, chợ đình, bến chợ nổi, ao sen, giếng nước, mái lợp nhà tranh, nghề làm nhang, lễ thả đèn thiên đăng, kiến trúc nhà Việt…… mô phỏng nguyên tác khá ấn tượng, tạo cảm giác thân thuộc và dễ tiếp nhận cho người xem.
Theo chia sẻ của nhà sản xuất, điểm đặc biệt của Cám còn phải kể đến phục trang được sử dụng trong phim. Dị bản kinh dị Cám, do Trần Hữu Tấn đạo diễn, lấy bối cảnh cuối thời nhà Lê - đầu thời nhà Nguyễn nên tạo hình trang phục nhân vật được đầu tư trên nền các cổ phục cùng thời từ áo Tứ thân, Ngũ thân, Giao lĩnh, Viên lĩnh, Đối khâm... nhằm giúp người xem hiểu thêm về văn hóa mặc của người Việt thế kỷ trước.
Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ
------------
Bài viết cùng chuyên mục: