Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: “Việt Nam giang sơn gấm vóc” chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nguyệt Anh
Âm nhạc
08:00 | 09/09/2024
Baovannghe.vn - Chương trình nghệ thuật chính luận “Việt Nam giang sơn gấm vóc” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Triển lãm mỹ thuật “Non nước biên thùy” trưng bày hơn 50 tranh sơn dầu về chân dung đất nước, con người của họa sĩ Đỗ Đức.
aa

“Việt Nam giang sơn gấm vóc”

Chương trình nghệ thuật chính luận “Việt Nam giang sơn gấm vóc” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954/ 10-10-2024), sẽ diễn ra vào 20 giờ, ngày 9-9, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội).

Bản tin Văn nghệ: “Việt Nam giang sơn gấm vóc” chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
Chương trình sẽ dùng âm nhạc và các phóng sự để đi dọc chiều dài lịch sử của đất nước với 3 chương. Ảnh BTC

Cụ thể, chương trình sẽ dùng âm nhạc và các phóng sự để đi dọc chiều dài lịch sử của đất nước với 3 chương.

Chương 1: “Con đường cái quan” phác họa đôi nét về công cuộc mở mang bờ cõi, định hình biên giới, cương thổ của người Việt;

Chương 2: “Thiêng liêng bờ cõi” tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của ông cha trong công cuộc giữ nước, trải qua nhiều thế hệ, nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi

Chương 3: “Đất nước gấm hoa” ngợi ca vẻ đẹp của non sông đất nước trải dọc từ Bắc chí Nam, một Việt Nam hôm nay hiện đại, hội nhập và phát triển. qua các ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Chu Minh, Thanh Sơn, Lê Quang, Lê Minh Sơn, Quang Vinh

Ngoài những cá khúc cách mạng tái hiện lịch sử hào hùng dân tộc, BTC cũng sẽ giới thiệu đến công chúng những thước phim tư liệu nêu bật những đóng góp to lớn của đội ngũ nhân sĩ, trí thức, nhà cách mạng cùng nhân dân cả nước… đóng góp của cải vật chất, tinh thần cho cách mạng làm nên chiến thắng mùa xuân 1975 vĩ đại.

Triển lãm mỹ thuật “Non nước biên thùy”

Triển lãm trưng bày hơn 50 tranh sơn dầu về chân dung đất nước, con người của họa sĩ Đỗ Đức với mong muốn, thông qua hình ảnh con người và cảnh vật vùng địa đầu phía Bắc của Tổ quốc người yêu hội họa sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của đất và người vùng biên viễn. Cùng với triển lãm, hoạ sĩ Đỗ Đức cũng sẽ giới thiệu cuốn sách tranh sơn dầu cùng tên “Non nước biên thuỳ”, vừa được NXB Mỹ Thuật ấn hành, giới thiệu khoảng 200 tác phẩm sơn dầu mà họa sĩ Đỗ Đức đã sáng tác trong suốt 20 năm qua. Sách dày 124 trang.

Bản tin Văn nghệ: “Việt Nam giang sơn gấm vóc” chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
Tác phẩm Huyền thoại Khau Vai được hình thành khi hoạ sĩ ngồi bên nương đá, quan sát thiên nhiên hùng vĩ. Đó là “những mối tình hóa đá” trong ngày 27 tháng 3 Âm lịch hàng năm thành chợ Khau Vai, mà ngày nay quen gọi là “chợ tình”.

Họa sĩ Đỗ Đức sinh năm 1945. Ông tốt nghiệp khoa Mỹ thuật Trường Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc năm 1970.

Năm 1980, ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội với bài thi tốt nghiệp tranh khắc gỗ “Chợ vùng cao”. Tác phẩm này đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đưa vào bộ sưu tập tranh khắc gỗ.

Họa sĩ Đỗ Đức sáng tác nhiều tác phẩm hội họa được các nhà sưu tập tư nhân trong và ngoài nước đánh giá cao. Ông còn có 14 tác phẩm được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tập và 15 tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Thái Nguyên. Tất cả tác phẩm này đều được ông vẽ về đề tài đời sống và văn hóa, trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.

Triển lãm diễn ra từ 11/9-15/9/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Được biết, đây là triển lãm cá nhân lần thứ 7 của ông ở Hà Nội, sau triển lãm “Ngựa trên núi” cách đây đúng 10 năm.

“Dự án Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên”

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định thành lập Tổ chuyên gia triển khai hỗ trợ công tác sửa chữa “Dự án Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên”.

Trước đó, tháng 2/2014, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất 3 phương án xây mới và sửa cầu Long Biên. Phương án 1: Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại, di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng lưu để bảo tồn.

Phương án 2: Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp giàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902.

Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn...

Bản tin Văn nghệ: “Việt Nam giang sơn gấm vóc” chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
Cầu Long biên đã 122 năm tuổi

Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Hà Nội đã có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, nhưng cầu Long Biên là cây cầu duy nhất có tuyến đường sắt đi xuyên qua khu phố cổ, nằm ở ranh giới giữa trong và ngoài thành cổ.

Cây cầu 122 tuổi này đến nay đã trải qua 3 lần cải tạo lớn và nhiều lần cải tạo trùng tu khác. Tuy nhiên, do tuổi thọ cao và bị chiến tranh tàn phá, nên cầu Long Biên không tránh khỏi sự xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn giao thông.

Sau 10 năm, hiện trạng Cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy nhiệm vụ của Tổ công tác là phối hợp với Đại sứ quán Pháp đề xuất và triển khai các hoạt động nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên; xây dựng nội dung dự án “Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên” làm cơ sở để Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND TP Hà Nội thực hiện các thủ tục tiếp nhận, triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định về quản lý nguồn vốn ODA và các quy định pháp luật liên quan.

Như vậy, đã đến lúc cần có một phương án tổng thể về việc bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên trên cơ sở khoa học, chọn lọc những giá trị tiêu biểu trong suốt lịch sử biến động của cây cầu để bảo tồn, phục dựng cầu cho hậu thế. Các chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng, quá trình bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên phải đứng trên góc độ coi cầu Long Biên như một di sản đô thị của Hà Nội. Cần tính toán làm sao để có thể giảm bớt công năng giao thông, đồng thời, tăng dần công năng văn hóa của cây cầu để vừa bảo tồn, tôn tạo, vừa phát huy được giá trị lịch sử của cây cầu di sản này.

Nguyệt Anh | Báo Văn Nghệ

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin Văn nghệ: Sự trở lại và lan tỏa những giá trị truyền thống Bản tin Văn nghệ: Công tâm, chính xác - nâng tầm điện ảnh Quốc gia và Quốc tế Bản tin Văn nghệ: "Đến bờ bên kia" của tác giả Nguyễn Huy Thiệp lên sân khấu kịch Bản tin Văn nghệ: Nhiều sự kiện Văn hóa, nghệ thuật tạm hoãn do Bão Yagi Bản tin Văn Nghệ: Sự trở lại của Bức tường và " Cơn mưa tháng năm"
Gạch nối Sơn Tây - Thơ Nguyễn Quang Hưng

Gạch nối Sơn Tây - Thơ Nguyễn Quang Hưng

Baovannghe.vn- Sông Hồng đi qua xứ Đoài/ Vác theo vùng trời vỡ rạn/ Đường trung du mốc trắng/ Xanh bãi bờ gọi niềm trai tráng
Chiếc bình đựng ký ức. Truyện ngắn của Dương Nữ Khánh Thương

Chiếc bình đựng ký ức. Truyện ngắn của Dương Nữ Khánh Thương

Baovannghe.vn - Mộc cười tự tình với trăng. Trăng chảy ướt đầm vai áo Mộc. Từng sợi trăng vút mềm tao nhã như đổ ra loang mềm trong ánh nhìn bượt bã của nàng.
Bài thơ "Mẹ ngồi tựa cửa" của Hải Thanh

Bài thơ "Mẹ ngồi tựa cửa" của Hải Thanh

Baovannghe.vn - Hình ảnh Lá rơi... lại tưởng bước chân ai về đã được nhắc đến trong thi ca khá nhiều. Nói cũ thì cũng đúng. Nhưng không hiểu sao với bài Mẹ ngồi tựa cửa của nhà thơ Hải Thanh, tôi lại không nỡ nghĩ như vậy.
Với người được tặng nhiều sách - phỏng vấn của Vũ Thị Hân Hoan

Với người được tặng nhiều sách - phỏng vấn của Vũ Thị Hân Hoan

Baovannghe.vn - Quả thực cô hỏi thế tôi cũng khó trả lời. Có lẽ các nhà văn, nhà thơ tặng sách cứ nghĩ rằng, ở cương vị lãnh đạo tôi là người ham đọc sách, nên họ ra sức tặng
Thời tiết ngày 6/10: Đà Nẵng đến Bình Thuận chiều tối có mưa rào và giông rải rác

Thời tiết ngày 6/10: Đà Nẵng đến Bình Thuận chiều tối có mưa rào và giông rải rác

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 6/10: Hà Nội sáng sớm có sương mù. Đà Nẵng đến Bình Thuận chiều tối có mưa rào và giông rải rác.