Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ ngày 11/12/2024

Việt Thắng (tổng hợp)
Sách 09:09 | 11/12/2024
Baovannghe.vn - Hình ảnh Người lính luôn là nguồn cảm hứng bất tận để các văn nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật
aa

Đề tài Người lính luôn là nguồn cảm hứng bất tận

Sáng 10/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo Văn học nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - 80 năm đồng hành sáng tạo, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết, trong hàng nghìn tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị suốt 80 năm qua, một mảng rất quan trọng, chiếm vị trí nổi bật, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật to lớn, chính là những tác phẩm thuộc nhiều loại hình, từ văn học, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, mỹ thuật..., viết về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân, về anh bộ đội Cụ Hồ.

Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: BTC
Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: BTC

Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ không chỉ là kết tinh phẩm chất cao quý của người lính: dũng cảm, hy sinh, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn cao cả; tình đoàn kết, gắn bó keo sơn Quân - Dân, khát vọng Độc lập - Tự do. Hình mẫu nhân cách bộ đội Cụ Hồ là nền tảng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, bách chiến - bách thắng.

"Đây chính là cánh đồng đề tài rộng lớn, nguồn cảm hứng bất tận để các thế hệ văn nghệ sĩ sáng tạo, cho ra đời nhiều tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật gắn liền với truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, góp phần làm giàu thêm dòng chủ lưu của văn nghệ cách mạng Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm vào nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.

PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam chia sẻ, hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5), Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12), Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12)... cùng với ngành phát hành và phổ biến phim, Tổng cục Chính trị Điện ảnh Quân đội nhân dân thường tổ chức trọng thể những tuần phim kỷ niệm. Điều bất ngờ là những bộ phim khắc họa phẩm chất, sự hy sinh và tinh thần cống hiến của những người lính bộ đội Cụ Hồ, dù trong thời chiến hay thời bình, luôn mang lại cảm xúc sâu lắng.

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, sau khi Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập năm 1948, văn nghệ sĩ nô nức tòng quân lên đường tham gia các chiến dịch. Chiến tranh nhân dân và người lính cách mạng trở thành đề tài trung tâm của văn học nghệ thuật. Với thời gian, đề tài về người lính ngày càng được làm sâu sắc thêm trong ba mối quan hệ: tình yêu nước, tình đồng đội và tình quân dân. Sau đó, nền văn học nghệ thuật chống Mỹ được kế thừa một "gia tài" đồ sộ từ văn học nghệ thuật chống Pháp, và thơ ca vẫn là lĩnh vực tiên phong.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho biết, giai đoạn hiện nay là bước đệm quan trọng để các thế hệ văn nghệ sĩ tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng sáng tác, trau dồi, tích lũy vốn sống, đi sâu vào đề tài này để có những tác phẩm có giá trị tư tưởng về nghệ thuật cao hơn nữa, xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân và dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo các đại biểu, trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, đề tài về lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cần bao quát đầy đủ các vấn đề xung quanh bảo vệ an ninh Tổ quốc (an ninh truyền thống) và an ninh phi truyền thống (an ninh con người, văn hóa, môi trường...) trên tầm nhìn của chủ nghĩa nhân văn, huy động sự chung sức của cộng đồng nhân loại.

Bên cạnh đó, cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác, trình độ tổ chức và quản lý sự nghiệp văn học nghệ thuật với những giải pháp căn cơ trước mắt và lâu dài để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng và xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ trên tinh thần phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, tiếp tục nêu cao hào khí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng từ cội nguồn văn hiến, truyền thống yêu chuộng hòa bình, nhân văn của dân tộc Việt Nam qua trường kỳ lịch sử.

Những đóng góp Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Đức Thiện và Thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam. Với lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa-xã hội đất nước.

Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
Cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành.

Cuốn sách được chia thành 2 phần (Phần 1: Tinh hoa và di sản phật giáo thời Lý và Phần 2: Phật giáo với xã hội Việt Nam hiện nay) tập hợp các bài viết của gần 30 tác giả là các nhà nghiên cứu, thượng tọa, hòa thượng cùng các cây bút trong giới chuyên môn...

Qua gần 400 trang sách, các tác giả đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này; đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp tiếp tục phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp UBND tỉnh lâm Đồng chủ trì tổ chức Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 từ ngày 13.12.2024 tại Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Bản tin Văn nghệ ngày 11/12/2024
Ảnh BTC

Chương trình do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc và Sở VHTTDL Lâm Đồng cùng thực hiện với sự hỗ trợ của Viện Xúc tiến Thiết kế & Thủ công Hàn Quốc, Văn phòng Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam, Văn phòng Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc tại Việt Nam, Văn phòng Cơ quan Bảo vệ Bản quyền Hàn Quốc tại Việt Nam.

Tham dự sự kiện, công chúng sẽ được tham gia hoạt động trải nghiệm kimjang hay còn được biết đến là văn hóa muối kim chi Hàn Quốc tập thể bằng rau củ Đà Lạt vào ngày 13.12. Khoảng 200 người sẽ có dịp cùng trải nghiệm một trong những nét văn hóa đẹp của Hàn Quốc, cùng nhau quây quần và muối kim chi khi mùa đông đến với sự hướng dẫn của giảng viên ẩm thực Hàn Quốc.

Ngoài ra, khu vực gian hàng và trưng bày cũng diễn ra rất nhiều hoạt động đa dạng và cuốn hút như: trải nghiệm mặc hanbok; đuổi hình đoán văn hóa Hàn Quốc; trải nghiệm làm diều thủ công Hàn Quốc; thả diều bằng công nghệ thực tế ảo; trải nghiệm K-pop và nội dung sáng tạo Hàn Quốc đầy thú vị; tìm hiểu du lịch Hàn Quốc và bản quyền Hàn Quốc; tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa, du lịch và sản vật Đà Lạt, Lâm Đồng…

BTC cho biết, điểm nhấn của sự kiện sẽ là đêm nhạc giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam – Hàn Quốc hứa hẹn sẽ mang đến một đêm nghệ thuật lắng động, ý nghĩa và đầy cảm xúc với những phần biểu diễn vô cùng ấn tượng, sôi động và độc đáo của nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen, ca sĩ Trung Quân, nhóm nhảy K-pop Cover Dance Lucifer Project cùng các nghệ sỹ đến từ Trung tâm văn hóa thành phố Đà Lạt. Đêm nhạc sẽ diễn ra vào tối ngày 13.12.2024 tại sân khấu chính, Quảng trường Lâm Viên hứa hẹn sẽ đem đến cho công chúng những trải nghiệm ấn tượng.

Trải nghiệm Lý thuyết đương đại hay là sự tìm kiếm những cách đọc văn chương mới

Trải nghiệm Lý thuyết đương đại hay là sự tìm kiếm những cách đọc văn chương mới

Trong bối cảnh các lý thuyết phê bình đương đại ngày càng lan tỏa vào đời sống văn học Việt Nam, cuốn sách Trải nghiệm lý thuyết đương đại quy tụ 12 bài nghiên cứu, vận dụng các khung lý thuyết như hậu thực dân, sinh thái, hậu nhân văn, nữ quyền, liên văn bản… để “đọc lại” những tác phẩm kinh điển cũng như hiện đại. Cuốn sách không chỉ giới thiệu những hướng tiếp cận mới, mà còn mở rộng khả năng đối thoại giữa văn học Việt Nam với các trào lưu tư tưởng toàn cầu.
Mách lẻo - Thơ Phạm Bội Anh Thuyên

Mách lẻo - Thơ Phạm Bội Anh Thuyên

Baovannghe.vn- Hạt mưa mách lẻo lá xanh/ Rằng Trăng gặp gió ru tình đêm nay
Kiến tạo không gian phát triển: chiến lược phát triển du lịch bền vững

Kiến tạo không gian phát triển: chiến lược phát triển du lịch bền vững

6 tháng đầu năm 2025 đánh dấu một giai đoạn đặc biệt với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL): vừa là chặng nước rút tổng kết nhiệm kỳ, vừa là thời điểm khởi đầu cho những thiết kế thể chế mới trong bối cảnh tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Trên nền tảng ấy, nhiều chuyển động đồng bộ đang diễn ra, từ cải cách bộ máy, định hình chính sách thể thao, xây dựng sản phẩm du lịch mới, đến chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tất cả nhằm hướng đến một mục tiêu: kiến tạo không gian phát triển bền vững.
Điều còn lại trên đá. Truyện ngắn của Trịnh Thanh Phong

Điều còn lại trên đá. Truyện ngắn của Trịnh Thanh Phong

Baovannghe.vn - Na cùng đoàn cán bộ của ban giáo dục về công tác tại trường phổ thông cơ sở xã Lâm Ngọc, sau giờ dự giảng lớp tám chọn của cô Thu, các em học sinh ùa ra sân trường ríu rít. Chúng tụ nhau thành các tốp chơi các trò chơi cổ truyền. Tốp nhảy dây, tốp đánh ô ăn quan, tốp chơi xà đơn, xà kép... Sân trường náo nức, tươi trẻ.
Phim Việt nửa đầu năm 2025: Dấu ấn doanh thu và bài toán phát triển dài hạn

Phim Việt nửa đầu năm 2025: Dấu ấn doanh thu và bài toán phát triển dài hạn

Nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam chứng kiến những tín hiệu khởi sắc đáng kể, không chỉ ở mặt doanh thu mà còn ở sự đa dạng thể loại và dấu ấn văn hóa trong các tác phẩm. Gần 20 bộ phim nội địa ra rạp đã mang về tổng doanh thu vượt hơn 1.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% thị phần phòng vé, theo số liệu từ Box Office Vietnam. Đây là tỷ lệ hiếm thấy trong nhiều năm trở lại đây và được xem như một "bước nhảy vọt" của điện ảnh nội địa.