Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ ngày 7/2/2025

Việt Thắng (tổng hợp)
Sách 10:35 | 07/02/2025
Baovannghe.vn - Điểm nhấn của triển lãm là sự xuất hiện của các tác phẩm lần đầu được công bố, kết hợp chất liệu truyền thống và hiện đại…
aa

Triển lãm mỹ thuật linh vật năm Ất Tỵ 2025

Đón năm Ất Tỵ, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp Tạp chí Xưa và Nay, Hội quán Di sản và các nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà nghiên cứu tổ chức triển lãm Rồng rắn lên mây. Sự kiện thuộc dự án nghệ thuật Con giáp của tôi diễn ra hằng năm và đã bước sang năm thứ 7, nhằm tôn vinh các linh vật biểu tượng trong dịp Tết cổ truyền của người Việt.

Triển lãm năm nay tập trung vào hình tượng rắn – linh vật của năm Ất Tỵ 2025, được biểu hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng như hội họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, nghệ thuật sắp đặt và cả công nghệ thực tế ảo. Các tác phẩm khắc họa hình ảnh loài rắn khá toàn diện, từ biểu tượng trong đời sống hằng ngày, nét đẹp nghệ thuật dân gian, đến vai trò thiêng liêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Điểm nhấn của triển lãm là sự xuất hiện của các tác phẩm lần đầu được công bố, kết hợp chất liệu truyền thống và hiện đại, như giấy dó, gốm sứ, gỗ, kim loại, in 3D…

Triển lãm trưng bày 77 tác phẩm được lựa chọn từ hơn 500 tác phẩm tham dự cuộc thi vẽ tranh minh họa Vẽ con rắn và chiến dịch gây quỹ hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường. Đây cũng là một dự án thường niên do các họa sĩ trẻ khởi xướng và ngày càng lan tỏa các giá trị nghệ thuật cũng như nhân văn.

Bản tin Văn nghệ ngày 7/2/2025
Các nghệ sĩ, chuyên gia tham gia triển lãm “Rồng rắn lên mây”. Ảnh: Nhandan.vn

Trong không gian trưng bày cổ kính và đậm tính di sản của Thủ đô, triển lãm mang đến những sắc màu và sắc thái cảm xúc phong phú, thú vị qua hình tượng rắn – con giáp thứ 6 trong 12 con giáp của văn hóa Việt. 75 họa sĩ tham gia triển lãm phần lớn là người trẻ sinh sau năm 2000, thậm chí có tác giả vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, một số người sống ở nước ngoài.

Triển lãm Vẽ con rắn mở cửa phục vụ công chúng đến hết ngày 28/2.

Sẵn sàng cho Lễ hội vùng Lim năm 2025

Ngày 6/2, Sở TT-TT tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Tiên Du, đã tổ chức hội nghị họp báo thông tin về công tác tổ chức và các hoạt động tại Lễ hội vùng Lim Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Theo đó, Lễ hội vùng Lim năm 2025 được tổ chức trong 2 ngày, từ ngày 9 – 10/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ât Ty.) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là Thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Trong đó, trung tâm Lễ hội là núi Hồng Vân, tức núi Lim, thị trấn Lim.

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du, Nguyễn Thị Hào - Trưởng Ban chỉ đạo Lễ hội vùng Lim Xuân Ất Tỵ 2025 cho biết: Lễ hội Lim được tổ chức hằng năm nhằm phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn huyện, đồng thời hướng tới việc Lễ hội vùng Lim được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du Nguyễn Thị Hào phát biểu tại hội nghị họp báo. Ảnh: BTC
Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du Nguyễn Thị Hào phát biểu tại hội nghị họp báo. Ảnh: BTC

Cụ thể, trong ngày 9/2, Đình làng Đình Cả sẽ tổ chức đón nhận, công nhận di tích cấp tỉnh; tổ chức dâng hương tại chùa Hồng Ân.

Tại trung tâm đồi Lim, sẽ tổ chức hát quan họ tại sân khấu chính, với 10-15 lán quan họ, biểu diễn các trò chơi dân gian như tổ tôm, thư pháp, hội thơ, triển lãm...

Tối ngày 9/2, sẽ diễn ra chương trình biểu diễn của Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh tại sân khấu chính của lễ hội. Tại khu vực hồ điều hoà Vân Tương, sẽ tổ chức văn nghệ, hát quan họ; các trò chơi dân gian như đu tiền, vật truyền thống, bịt mắt bắt dê, đập niêu, múa rồng, múa lân…; văn hoá ẩm thực, vui chơi giải trí. Đặc biệt, vào 21h cùng ngày sẽ tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật tầm thấp.

Ngoài ra, các khu vực khác sẽ tổ chức thi cờ người, bóng chuyền hơi, tổ chức canh hát quan họ truyền thống, nhà chứa quan họ, hát quan họ tại cửa đình, cửa chùa, dưới thuyền và các gia đình nghệ nhân ở làng Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị trấn Lim); làng Bái Uyên thuộc xã Liên Bão; làng Đình Cả, Lộ Bao thuộc xã Nội Duệ…

Trong ngày 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, Ban tổ chức sẽ tổ chức rước sắc, đón sắc giữa Đình Cả và đình làng Lộ Bao, xã Nội Duệ, dâng hương theo nghi thức truyền thồng tại đình chùa các làng thuộc xã Liên Bão, thị trấn Lim.

Về phần hội, tổ chức hát giao lưu, đối đáp quan họ tại các lán quan họ và trên sân khấu chính phục vụ du khách; thi tổ tôm, thư pháp, hội thơ…

Các hoạt động văn hoá và văn nghệ, hát quan họ, các trò chơi dân gian trong Lễ hội nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhân dân, cổ vũ động viên nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất, thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2025.

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025

Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 14 - 16/02/2025 (tức ngày 17 - 19 tháng Giêng) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số ban, ngành trung ương và các địa phương, với sự tham dự của khoảng 200 đồng bào, thuộc 28 cộng đồng dân tộc ở 14 địa phương như: Nùng, Tày (Thái Nguyên); Dao (thành phố Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hòa Bình); Lào, Thái, Khơ Mú (Sơn La); Thái (Thanh Hóa); Tà Ôi, Cơ Tu (Huế); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Chăm Bà-la-môn, Raglai (Ninh Thuận); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng)…

Bản tin Văn nghệ ngày 7/2/2025
Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra trong Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025. Ảnh: VGP

Thông qua các hoạt động lễ hội, trình diễn theo phương châm "để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình" nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc, mang đến không khí Tết cổ truyền dân tộc phục vụ khách du lịch những ngày đầu xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ có hai nhóm hoạt động chính: Chương trình bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Ất Tỵ, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - lãnh đạo Đảng, nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc.

Bên cạnh đó, là các hoạt động tái hiện nghi thức, lễ hội truyền thống, trình diễn di sản đặc sắc của đồng bào các dân tộc tại "Ngôi nhà chung": Tái hiện nghi thức mở cửa tháp đầu năm mới của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận; Tái hiện Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận; Tái hiện Lễ hội Khai hạ và giới thiệu trình diễn Lịch Tre - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình; Giới thiệu trích đoạn nghi thức: hát múa ăn mừng dưới cây bông (kin chiêng booc mạy) của dân tộc Thái, tỉnh Thanh Hóa; Chương trình "Hội xuân"...

Ngày hội nhằm tái hiện, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam, qua đó để mọi người dân, du khách hiểu thêm những giá trị, nét đẹp văn hoá, truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đặc trưng đã có từ ngàn đời nay.

Ra mắt cuốn sách "135 Chuyện kể về Bác Hồ"

Ra mắt cuốn sách "135 Chuyện kể về Bác Hồ"

Baovannghe.vn - “135 chuyện kể về Bác Hồ” là cuốn sách do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (TTXVN) biên soạn, xuất bản
“Nước non vạn dặm” - Góp một đại tự sự cho ký ức dân tộc

“Nước non vạn dặm” - Góp một đại tự sự cho ký ức dân tộc

Sáng 17/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ ra mắt trọn bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm gồm 5 tập của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bộ trường thiên tiểu thuyết được thực hiện trong suốt 20 năm, phản ánh sâu sắc cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh qua hình thức văn xuôi hư cấu, với bút pháp sử thi hiện đại, góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn học viết về Người trong thời đại hôm nay.
Lễ hội "Tôn vinh cà phê, trà Việt" lần thứ 3 năm 2025

Lễ hội "Tôn vinh cà phê, trà Việt" lần thứ 3 năm 2025

Baovannghe.vn - Lễ hội do Báo Người Lao Động tổ chức, diễn ra trong hai ngày 17 và 18/5, hứa hẹn mang đến cho công chúng một không gian trải nghiệm đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Anh cả

Anh cả

Baovannghe.vn - Mẹ gà Mái Vàng có tám đứa con, năm anh chàng và ba cô nàng gà mái lắm mồm và háu ăn. Trong tám đứa con của mẹ Mái Vàng có một đứa con nuôi là cậu Trụi. Cậu Trụi vốn là con của mẹ gà mái Hoa Mơ nhưng các anh em khác và mẹ của cậu Trụi đã chết trong một trận dịch bệnh trước đó không lâu. Thấy cậu còn nhỏ lại mồ côi nên mẹ Mái Vàng đã nhận cậu về nuôi và yêu thương như con đẻ của mình.
Cung rước xá lợi Đức Phật từ chùa Quán Sứ về Chùa Tam Chúc

Cung rước xá lợi Đức Phật từ chùa Quán Sứ về Chùa Tam Chúc

Baovannghe.vn - Sáng 17/5 xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về Chùa Tam Chúc (Hà Nam).