Sự kiện & Bình luận

Bảo quản tất cả các mảnh vỡ của ngôi chùa 800 năm tuổi bị cháy ở Phú Thọ

Nguyệt Anh
Đời sống
06:00 | 06/11/2024
Baovannghe.vn - Bộ Văn hóa đề xuất ứng xử với ngôi chùa 800 tuổi bị cháy ở Phú Thọ theo hướng bảo quản toàn bộ các mảnh vỡ để tìm cách tôn tạo, phục hồi.
aa

Công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp kiểm kê các mảnh đá của bàn thờ bị rơi, rụng; đánh số, mã hóa và có giải pháp bảo quản an toàn tất cả các mảnh vỡ này; dọn dẹp toàn bộ các mảnh ngói, gạch vụn rơi phía trên bàn thờ; gia công khung cứng để bao che toàn bộ Bàn thờ (lưu ý có khoảng trống để không khí lưu thông, tránh hiện tượng om nhiệt, ẩm trong khung).

Cũng tại công văn nói trên, trước mắt Bộ yêu cầu:

- Với kiến trúc công trình: Bao che công trình, lưu ý không căng bạt trực tiếp lên kiến trúc vì kết cấu công trình đã rất yếu.

-Đối với hệ thống tượng thờ: Không di dời các hiện vật, đối với các hiện vật bị đổ, thận trọng định vị lại hiện vật. Gia công khung lưới thép có mái che cứng bên trên để bảo vệ hiện vật, bảo đảm thông thoáng cho hiện vật, tránh gây hiện tượng om nhiệt, ẩm.

Bảo quản tất cả các mảnh vỡ của ngôi chùa 800 năm tuổi bị cháy ở Phú Thọ
Ngôi chùa 800 tuổi ở Phú Thọ đã bị hư hỏng. Ảnh Internet

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị cần sớm đề xuất các biện pháp cấp thiết, xem xét đến sự phù hợp, đồng bộ với các giải pháp về bảo quản, tu bổ lâu dài sau này.

Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 23/10, chùa Phổ Quang (chùa Xuân Lũng), xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bốc cháy dữ dội.

Giải pháp lâu dài, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đề nghị, đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá và hệ thống các hiện vật, cần nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng cấu trúc vật liệu để đề xuất giải pháp bảo quản, tu bổ.

Bộ yêu cầu địa phương tham khảo và lấy ý kiến các chuyên gia có chuyên môn liên quan đồng thời đề xuất giải pháp tu bổ, phục hồi di tích đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương.

Chùa Phổ Quang được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980, bao gồm các hạng mục: Tam bảo; gác chuông (cách Tam bảo 29m); nhà Tổ. Chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có Bàn thờ Phật bằng đá được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2021 (Quyết định số 2198/QĐ-QĐ-TTg ngày 25/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 23/10, chùa Phổ Quang bị cháy. Ngay sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử đoàn công tác kiểm tra hiện trường.

Trước đó, theo đánh giá của đoàn công tác, về mặt kiến trúc: Công trình Tam bảo có mặt bằng hình chữ “Công”, tường hồi bít đốc xây gạch Thất, mái ngói mũi hài. Phần hoành, rui, cửa gỗ bị cháy toàn bộ. Tường mặt ngoài có vết nứt, bề mặt không thấy hư hại, nhưng mặt trong đã bị hư hỏng, đặc biệt là phần Ống muống, Hậu cung. Toàn bộ cột bị đã cháy bề mặt. Hoành, rui, các cấu kiện vì mái, hệ thống cửa bị cháy toàn bộ. Chân tảng bị bong vỡ, hư hỏng hết. Kết cấu công trình đã rất yếu không còn khả năng chịu lực.

Về hệ thống hiện vật, toàn bộ bề mặt Bàn thờ Phật bằng đá bị ám khói đen; đài sen bị gãy vỡ hai góc bên trái (cả cánh sen trên và dưới), bên phải có một vết nứt lớn; phần thân và đế bàn thờ một số chỗ bị sứt vỡ, tách lớp; một số vị trí còn bị biến đổi về mặt hoá học.

Hầu hết tượng bị hư hỏng nặng, đã mất hoàn toàn lớp sơn thếp; bị rơi gãy các bộ phận; một số tượng bị đổ ngả vào tường; một số tượng bề mặt bị mềm. Tượng gỗ đã cháy hoàn toàn, bị than hóa.

Chùa Phổ Quang được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980, bao gồm các hạng mục: Tam bảo; gác chuông (cách Tam bảo 29m); nhà Tổ. Chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có Bàn thờ Phật bằng đá được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2021 (Quyết định số 2198/QĐ-QĐ-TTg ngày 25/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 23/10, chùa Phổ Quang bị cháy. Ngay sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử đoàn công tác kiểm tra hiện trường.

Theo đánh giá của đoàn công tác, về mặt kiến trúc: Công trình Tam bảo có mặt bằng hình chữ “Công”, tường hồi bít đốc xây gạch Thất, mái ngói mũi hài. Phần hoành, rui, cửa gỗ bị cháy toàn bộ. Tường mặt ngoài có vết nứt, bề mặt không thấy hư hại, nhưng mặt trong đã bị hư hỏng, đặc biệt là phần Ống muống, Hậu cung. Toàn bộ cột bị đã cháy bề mặt. Hoành, rui, các cấu kiện vì mái, hệ thống cửa bị cháy toàn bộ. Chân tảng bị bong vỡ, hư hỏng hết. Kết cấu công trình đã rất yếu không còn khả năng chịu lực.

Về hệ thống hiện vật, toàn bộ bề mặt Bàn thờ Phật bằng đá bị ám khói đen; đài sen bị gãy vỡ hai góc bên trái (cả cánh sen trên và dưới), bên phải có một vết nứt lớn; phần thân và đế bàn thờ một số chỗ bị sứt vỡ, tách lớp; một số vị trí còn bị biến đổi về mặt hoá học.

Hầu hết tượng bị hư hỏng nặng, đã mất hoàn toàn lớp sơn thếp; bị rơi gãy các bộ phận; một số tượng bị đổ ngả vào tường; một số tượng bề mặt bị mềm. Tượng gỗ đã cháy hoàn toàn, bị than hóa.

Đam mỹ tiểu thuyết và fanfiction

Đam mỹ tiểu thuyết và fanfiction

Baovannghe.vn - Ở Việt Nam, fanfiction hầu như xuất hiện cùng lúc với đam mỹ tiểu thuyết và Dōjinshi, hay nói cách khác là sự xuất hiện của cái này kéo theo sự xuất hiện của cái kia và ngược lại. So với các nước khác trong khu vực, tuy tiếp nhận khá muộn, nhưng trào lưu fanfiction tràn vào Việt Nam khi làn sóng Hàn đang ở đỉnh cao, vì thế chỉ trong một thời gian ngắn fanfic đã trở thành một hiện tượng đọc nổi bật trong đời sống văn học mạng tại Việt Nam.
Ngày sa tàn - Thơ Nguyên Như

Ngày sa tàn - Thơ Nguyên Như

Baovannghe.vn- Ở chặng đường này khấp khểnh/ bát sứt cũng đâu chịu nằm yên kệ cũ
Quốc hội: Đơn giản hóa thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp

Quốc hội: Đơn giản hóa thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp

Baovannghe.vn - Liên quan đến quản lý đối với khoáng sản làm vật liệu san lấp (nhóm IV), Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất theo hướng vẫn quy định cấp phép nhưng đơn giản hóa quy trình, thủ tục.
Bến sông xưa - Thơ Trần Thương Tính

Bến sông xưa - Thơ Trần Thương Tính

Baovannghe.vn- Tôi về qua ngõ vắng/ Nghiêng nghiêng chiều mây bay
Nhạc Việt chờ gì dịp cuối năm?

Nhạc Việt chờ gì dịp cuối năm?

Baovannghe.vn - Ngay từ đầu năm, thị trường nhạc Việt đã sôi động với sự trở lại của những tên tuổi thịnh hành nhất của VPop. Từ Sơn Tùng đến Phúc Du, Đen, từ Bích Phương đến Suboi... các nghệ sĩ trẻ luôn sẵn sàng các sản phẩm chất lượng mang đến cho công chúng. Những bài hát, sản phẩm âm nhạc đều có sức lan toả riêng. Suboi hát về áp lực và định kiến giới trong Dâu Thiên Hạ; hay Đen hát về vẻ đẹp thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong Nhạc Của Rừng. Bên cạnh lực lượng chính, những ngôi sao nhạc pop, thị trường âm nhạc Việt Nam 2024 còn ảnh hưởng bởi truyền hình, giới làm nhạc indie, cũng như thế hệ nghệ sĩ GenZ.