Chuyên đề

Cánh đồng năn lác

Văn học địa phương 09:14 | 07/03/2021
Mọi chiều, Duệ vẫn nhập cuộc với đám con gái ở làng đi cắt cỏ. Lần này đi mãi đồng xa nơi xã khác. Ở làng Duệ, trẻ con biết làm việc giúp gia đình từ còn bé, nói chung là chúng chẳng khi nào được chơi một cách nhàn hạ cả. Nếu trông em thì kèm theo trông nhà, nấu cơm. Chăn trâu thì kèm theo nhặt củi rơi củi vãi dọc đường. Còn không thì ra đồng làm ruộng cấy hái, nhổ cỏ, bắt sâu, gánh nước …
aa

1.

Mọi chiều, Duệ vẫn nhập cuộc với đám con gái ở làng đi cắt cỏ. Lần này đi mãi đồng xa nơi xã khác. Ở làng Duệ, trẻ con biết làm việc giúp gia đình từ còn bé, nói chung là chúng chẳng khi nào được chơi một cách nhàn hạ cả. Nếu trông em thì kèm theo trông nhà, nấu cơm. Chăn trâu thì kèm theo nhặt củi rơi củi vãi dọc đường. Còn không thì ra đồng làm ruộng cấy hái, nhổ cỏ, bắt sâu, gánh nước …

Minh họa của ĐỖ DŨNG

Riêng con gái tuổi dậy thì của các nhà thì rủ nhau đi cắt cỏ cho trâu bò. Mỗi ngày đều hẹn nhau ở gốc xà cừ to đầu xóm rồi đi thành hàng đoàn, dễ đến hai chục người. Đến ngã ba đầu đình, mọi người sẽ tản mát chia nhau ra cắt cỏ ở các cánh đồng khác nhau. Chừng ba bốn đứa một khu đồng, lăn lê bò toài, dùng liềm gọt sạch bóng những bờ cỏ, lội cả xuống vệ đầm, mương nước cắt sạch sẽ từng lọn cỏ núp trong bụi gai, hay đám cỏ năn cỏ lác trên mặt nước. Những bàn tay con gái xanh két nhựa cỏ.

Làng nghèo nhưng trâu bò nhà ai cũng béo, có cỏ ăn quanh năm. Những khuôn mặt con gái làng tơ non luôn bịt kín khăn bông, hát thầm dưới nón. Những cái lưng con gái không làm dáng luôn cúi xuống chăm chỉ dọc những bờ đầm, bờ ruộng. Chiều về, đoàn quân cắt cỏ tụ họp lại ở bến sông vui tươi náo nhiệt. Bọn nào cắt cỏ dính bùn đất thì phải rửa cỏ, bọn cắt cỏ khô nơi đồng cao thì xếp gánh, ngồi trên bờ tán chuyện. Kê cái đòn gánh để ngồi lên, đứa nào đứa ấy tháo hết nón, khăn che mặt và áo mặc ngoài ra. Những mái tóc đen nhánh buông xuống che những cái má hồng rực, tươi trẻ.

Mấy đứa cúi rửa cỏ dưới bến sông thì xắn quần cao, hở những bắp chân trần trắng nhễ, do đi bộ nhiều mà bắp chân đứa nào cũng to và chắc. Nói đến chuyện lấy chồng, mỗi đêm gác chân lên người anh ta, là anh ta khắc biết… làm mấy đứa cười phá lên. Bọn dưới té nước đùa nhau, bọn trên bờ cũng nhao nhao tán chuyện. Anh Tựa làm cán bộ thú y đi xe máy qua, bị cả bọn nhấc quang cỏ chặn đường. “Mấy cô này gọn vào cho tôi đi cái, đang vội” - anh Tựa kêu lên. “Anh ơi, lợn nhà em ốm rồi, u em bảo anh đến tiêm cho không nó chết mất”, “Anh Tựa ơi, cái Nga nó ốm rồi đây này, anh có chữa được không”. “Sao anh không học để chữa bệnh cho con gái bọn em mà học chữa bò chữa lợn thế, phí ra, anh Tựa ơi”… Anh Tựa ngoài ba mươi chưa vợ mặt đỏ như gấc, lúng búng không nói nên lời. Có đứa còn táo tợn: “Ai muốn được chăm sóc thì cưới anh Tựa đi, đêm tân hôn anh ấy khắc tiêm cho. Vợ chồng nhà ấy mà nuôi bò thì lớn phải biết, cỏ nhiều, thuốc tốt để đâu hết tiền bán bò”… “Gớm, người ta con gái hơ hớ không phải bò hay lợn đâu nhé mà tiêm”. “Ơ thế, các em không biết cái kim tiêm của anh Tựa mấy chục năm nay để không à… hé hé hé”. Tiếng nói và cái cười chua chảnh của chị Sông, người lấy chồng sớm nhất làng vừa đi từ trên đê xuống. Mấy đứa cười như pháo ran. Anh Tựa xấu hổ, lách xe bằng được rồi nổ máy vèo đi. Chẳng ai ngờ, ít thời gian sau, anh Tựa lấy một chị xinh đẹp nhất nhì hôm ấy. Chắc chắn không phải là Duệ rồi.

Duệ chỉ thấy thú vị khi đám con gái liên kết lại chọc ghẹo, dồn một thằng con trai nào đó vào thế bí, chứ không ưa cái vẻ lì lợm, hai mắt đùng đục của anh Tựa. Tan cuộc, cả bọn gánh cỏ lên vai, quần xắn cao đi về làng. Một hàng dài những quang cỏ lắc lư, những mái tóc phủ đầy ánh hoàng hôn. Có anh nhà thơ nào đó đi qua làng, gặp cảnh này sẽ phải thốt lên làm thơ tặng cô gái chân trần cắt cỏ chứ chẳng đùa. Duệ từng gặp cái ánh mắt thật khó hiểu của thằng bạn cùng làng. Nó nhìn mãi theo bóng Duệ, lại còn mỉm cười rất ấm áp. Điều đó đủ làm cô thấy vui vui, lòng xốn xang khi mỗi chiều gánh cỏ về, quên đi những nhọc nhằn cả ngày trời.


Một mạch văn cần được viết tiếp

Một mạch văn cần được viết tiếp

Baovannghe.vn - Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng (1925/2025), Hội Nhà báo Việt Nam kiểm kê có 512 nhà báo liệt sĩ. Trong số đó có gần 20 người đồng thời là những nhà văn. Hầu hết họ đã hy sinh khi còn rất trẻ.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về Phát triển kinh tế nhà nước

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về Phát triển kinh tế nhà nước

Baovannghe.vn - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 24/7/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về Phát triển kinh tế nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước (Ban Chỉ đạo).
Toàn văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Baovannghe.vn - Ngày 19/7/2025, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 69-NQ/TW Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Văn nghệ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
Làng không còn mình nữa - Thơ Đỗ Quảng Hàn

Làng không còn mình nữa - Thơ Đỗ Quảng Hàn

Baovannghe.vn- Trời vẫn xanh màu lá/ Đất vẫn quen mùi gió phân bò
Ninh Bình trong kỷ nguyên mới: Động lực cho kinh tế số

Ninh Bình trong kỷ nguyên mới: Động lực cho kinh tế số

Baovannghe.vn- Sau quyết định hợp nhất ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình thành đơn vị hành chính mới mang tên Ninh Bình, một không gian phát triển hoàn toàn mới đã được kiến tạo - rộng hơn về địa lý, dồi dào hơn về tiềm lực và đa dạng hơn về cấu trúc kinh tế - xã hội. Nhưng điểm then chốt để Ninh Bình “mới” trở thành trung tâm kinh tế số của vùng Đồng bằng Sông Hồng không chỉ nằm ở quy mô, mà còn ở tư duy thể chế, năng lực điều phối và khả năng hiện thực hóa chuyển đổi số trên mọi cấp độ: từ hạ tầng dữ liệu, thể chế số, đến doanh nghiệp, hợp tác xã và từng người dân.