Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 14km. Làng nghề được hình thành từ thời nhà Lý, đến nay cũng xấp xỉ gần 1000 năm tuổi và là làng gốm lâu đời, nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng, được người tiêu dùng trong nước biết đến mà rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng |
Trải qua thăng trầm của lịch sử, Gốm Bát Tràng không chỉ giữ được nét truyền thống mà còn thể hiện được phong cách hiện đại trong mẫu mã, màu sắc, kĩ thuật, tông độ và cá tính của sản phẩm. Tiếp nối các thế hệ nghệ nhân cao tuổi, giờ đây, tại Bát Tràng đã và đang xuất hiện các thế hệ nghệ nhân trẻ. Họ, bằng niềm đam mê, tình yêu với nghề truyền thống đang góp phần vào xây dựng một ngành công nghiệp văn hóa thông qua những sản phẩm từ gốm. Bằng kiến thức và công nghệ, họ đang kể những câu chuyện của đất đai, của văn hóa sông Hồng và cao hơn cả là văn hóa của nước Việt. Tương lai của làng nghề đang nằm trong tay các bạn trẻ, để gốm có thể hòa nhập với quốc tế
Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng, được người tiêu dùng trong nước biết đến mà rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng. Đến Bát Tràng có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm, đồng thời, lằng nghe câu chuyện của gốm qua hành trình “Bước chân di sản”. Gốm Bát Tràng đã xuất hiện cả trên những trang phục truyền thống.
Chợ gốm sứ Bát Tràng là nơi bày bán rất nhiều những sản phẩm độc đáo, khiến du khách khó lòng từ chối, nhất là với những món đồ lưu niệm
Quá trình tạo cốt gốm |
Để làm ra một sản phẩm gốm thương mại. quy trình làm ra một sản phẩm bao gồm 2 giai đoạn chính đó là: Quá trình tạo cốt gốm và trang trí họa tiết, giai đoạn tiếp theo là phủ men lên lớp sản phẩm. Ngoài ra, trong công đoạn tạo cốt gốm cũng có nhiều bước nhỏ như: Trước tiên là cách chọn đất, tiếp đến là xử lý và pha chế đất, tạo hình dạng sản phẩm theo ý muốn và sau cùng là phơi sấy, sửa sang lại hình dạng. Ở mỗi công đoạn đều cần đến sự khéo léo của người làm ra sản phẩm để có thể thổi hồn và tâm tư của mỗi sản phẩm. Đó là điều vô cùng đặc biệt trong quá trình tạo tác men và trang trí để phác họa được phong cách và dấu ấn riêng của gốm Bát Tràng. Trước đâу, để đun một mẻ lò , người Bát Tràng thường dùng than và có thể mất cả 1 tuần mới có thể cho ra lò sản phẩm, thì nay ᴠiệc ѕử dụng lò gaѕ thời gian đó đã được giảm хuống chỉ còn chưa đến một ngàу, tính cả thời gian để nguội lò.
Độc quyền với màu men búp dong, có màu trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt, ở Bát Tràng có loại men lý, men nho, loại men này có màu sắc gần giống như màu ngọc thạch, nên nhiều người thường gọi là men ngọc. Bên cạnh đó, men rạn cũng là sự kết hợp của rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng tạo nên sự hòa hợp khá độc đáo. Nhờ đó, những sản phẩm gốm sứ của làng Bát Tràng luôn đẹp mắt, sáng bóng và những hình thái, sắc nét họa tiết trên sản phẩm luôn được giữ gìn qua thời gian và trở thành những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt.
Thủy Phạm