Multimedia

Sơn mài Việt Nam và khát vọng bước vào kho tàng nghệ thuật thế giới

Longform
13:18 | 28/11/2022
Triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam” lần đầu tiên diễn ra tại Đà Nẵng quy tụ hơn 100 sản phẩm, bộ sản phẩm Sơn mài đặc sắc, được Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật phối hợp tuyển chọn từ hơn 300 sản phẩm, bộ sản phẩm sơn mài của nhiều nghệ nhân, họa sĩ, cơ sở trong cả nước.
aa

Triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam” lần đầu tiên diễn ra tại Đà Nẵng quy tụ hơn 100 sản phẩm, bộ sản phẩm Sơn mài đặc sắc, được Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật phối hợp tuyển chọn từ hơn 300 sản phẩm, bộ sản phẩm sơn mài của nhiều nghệ nhân, họa sĩ, cơ sở trong cả nước.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đà Nẵng, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Đà Nẵng và Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, cắt băng khai mạc triển lãm.

Phát biểu khai mạc triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam”, diễn ra sáng nay (28/11) tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ông Tạ Quang Đông nhấn mạnh: “Với sự độc đáo, đặc biệt về màu sắc, chất liệu, kỹ thuật thể hiện, ngành sơn mài cần khai thác triệt để hơn nữa, lực lượng hoạt động trong nghề sơn mài có nhiều sáng tạo hơn nữa, đóng góp cho bảng màu sơn mài ngày càng phong phú, đưa “Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam” ngày càng lớn mạnh góp phần vào kho tàng nghệ thuật của thế giới”. Việc tổ chức triển lãm chính là thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nhiệm vụ xây dựng thương hiệu quốc gia, lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, các Hiệp hội làng nghề và các đơn vị, cá nhân, nhằm giới thiệu đến đến công chúng, bạn bè quốc tế nghề Sơn cổ truyền của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ thế kỷ XV-XVI. Tuy kỹ thuật pha chế sơn chỉ bằng phương pháp thủ công, nhưng các phường thợ, nghệ nhân xưa đã tạo ra chất liệu màu có đặc tính độc đáo, quyến rũ như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, kết hợp với son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, sử dụng chế tác ra các sản phẩm mỹ nghệ như hoành phi, câu đối, bàn kỷ, ngai thờ, tô đắp tượng phật, sơn son thếp vàng các đồ dùng, kiệu võng…vv”.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ông Tạ Quang Đông (đầu tiên, bên phải) và các đại biểu xem sản phẩm sơn mài Việt Nam tại triển lãm. Ảnh trong tin: T.N

Theo đó, triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam” lần đầu tiên diễn ra tại Đà Nẵng quy tụ hơn 100 sản phẩm, bộ sản phẩm Sơn mài đặc sắc, được Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật phối hợp tuyển chọn từ hơn 300 sản phẩm, bộ sản phẩm sơn mài của nhiều nghệ nhân, họa sĩ, cơ sở trong cả nước.

Được biết, cùng với nghề đúc đồng, nghề nặn gốm, nghề đan mây tre, nghề điêu khắc đá, nghề chạm gỗ, nghề dệt lụa, nghề thêu, nghề chạm bạc, ... nghề sơn cổ truyền là ngành nghề thủ công truyền thống lâu đời, có lịch sử phát triển huy hoàng, rực rỡ qua nhiều giai đoạn. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, các nghề thủ công truyền thống đã thành một nét đặc trưng, một bộ phận không thể thiếu trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

Năm 1925, Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, nhiều thế hệ giảng viên và sinh viên của trường đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác từ vỏ trứng, vỏ ốc, cật tre…và đặc biệt dùng kỹ thuật mài đã tạo nên nghệ thuật sơn mài độc đáo, thuật ngữ sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Trong bối cảnh xã hội còn thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt tuy nhiên với sự cố gắng, tìm tòi thêm về chất liệu, màu sắc và kỹ thuật thể hiện, phương pháp biểu hiện, các họa sĩ, nghệ nhân trong ngành đã sáng tác, chế tác nhiều tác phẩm, sản phẩm đặc sắc có giá trị nghệ thuật cao được lưu lại đến hôm nay.

Trong chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống nghệ thuật sơn mài Việt Nam, Ngành chức năng đang đầu tư, hỗ trợ, phát triển vùng trồng cây sơn ở Phú Thọ và các vùng, làng nghề làm nguyên vật liệu để chế tác sơn mài. Thiết thực góp phần bảo tồn, quảng bá thương hiệu, giá trị của Sơn mài Việt Nam và xây dựng nền công nghiệp văn hóa.

Triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam” là một trong nhiều hoạt động của đề án quảng bá thương hiệu quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, phát triển thị trường văn hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân chế tác, sáng tác các sản phẩm, tác phẩm sơn mài trở thành những sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ở trong nước và quốc tế.

Trần Ngọc


"Cu li không bao giờ khóc" giành giải  FIPRESCI  - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

"Cu li không bao giờ khóc" giành giải FIPRESCI - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

Baovannghe.vn - Sau chiến thắng tại Liên hoan, Phim Cu li không bao giờ khóc cũng đã được ấn định lịch phát hành tại Việt Nam vào ngày 15/11 tới.
Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10
Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Baovannghe.vn- Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo , dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.
Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Baovannghe.vn - Thành công nhất của Phạm Thị Bích Thủy trong Gia đình có bốn chị em gái là: viết như một can dự tích cực vào cuộc sống. Viết không phải là đi tìm câu trả lời, mà là liên tục tra vấn cái thế giới đầy những đổ vỡ và khủng hoảng này...