Multimedia

Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V năm 2022: Tìm sự cân bằng giữa " Thử" và " Nghiệm"

Longform
08:24 | 28/11/2022
Diễn ra từ ngày 15 đến 26/11, Liên hoan mang đến 19 vở diễn, chương trình đặc sắc với nhiều thử nghiệm mới mẻ trong lối diễn và dàn dựng. Theo đó, ngoài 15 đơn vị nghệ thuật trong nước, liên hoan còn quy tụ 6 đơn vị nghệ thuật nước ngoài gồm: TOM CORRADINI TEATRO (Italy), Yvua Arts (Hàn Quốc), Patch Theater-Teatr Lata (Ba Lan), Singapore Raffles Music College (Singapore), Mass Foundation (Pakistan) và Dhyaas Performing Arts (Ấn Độ).
aa

Diễn ra từ ngày 15 đến 26/11, Liên hoan mang đến 19 vở diễn, chương trình đặc sắc với nhiều thử nghiệm mới mẻ trong lối diễn và dàn dựng. Theo đó, ngoài 15 đơn vị nghệ thuật trong nước, liên hoan còn quy tụ 6 đơn vị nghệ thuật nước ngoài gồm: TOM CORRADINI TEATRO (Italy), Yvua Arts (Hàn Quốc), Patch Theater-Teatr Lata (Ba Lan), Singapore Raffles Music College (Singapore), Mass Foundation (Pakistan) và Dhyaas Performing Arts (Ấn Độ).

Thử nghiệm trong nghệ thuật sân khấu chính là đi tìm cái mới trong quá trình sáng tạo

Tối 26/11, tại Rạp Đại Nam (Hà Nội) diễn ra Lễ bế mạc “Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V, Hà Nội – 2022” với sự tham dự của đông đảo đại biểu đại diện các cơ quan, ban ngành, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, cùng đông đảo các nghệ sỹ, các đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế. Đến dự lễ bế mạc có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.

4 Huy chương Vàng Liên hoan được trao cho các vở diễn: “Bản tình ca trên núi” (Nhà hát Múa rối Việt Nam); “Người trong cõi nhớ” (Nhà hát Kịch Việt Nam); “Thượng Thiên Thánh Mẫu” (Nhà hát Cải lương Việt Nam - Liên đoàn Xiếc Việt Nam); “Đến bờ bên kia” (Đoàn Kịch nói Hải Phòng). Cùng với đó là 5 Huy chương Bạc vở diễn dành cho các vở: “Hedda Gabler” (Nhà hát Tuổi trẻ); “Hoa khôi dạy chồng” (Nhà hát Kịch nói Quân đội); “Antigone” (Lucteam); “Lời thề” (Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng); “Ê-đíp làm vua” (Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội). Ban tổ chức cũng trao 28 Huy chương Vàng, 39 Huy chương Bạc dành cho những diễn viên xuất sắc nhất; và bằng khen cho diễn viên nhỏ tuổi nhất.

Bên cạnh đó là hệ thống giải thưởng dành cho thành phần sáng tạo, bao gồm: Họa sĩ xuất sắc (Nghệ sĩ Ưu tú Doãn Bằng - vở “Người trong cõi nhớ”); Nhạc sĩ xuất sắc (Nghệ sĩ Ưu tú Phùng Tiến Minh - vở “Trái tim người Hà Nội” (Nhà hát Kịch Hà Nội)); Đạo diễn xuất sắc (Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng - vở “Bản tình ca trên núi”); Ánh sáng xuất sắc (Như Sơn - vở “Bản tình ca trên núi”); Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc (Nghệ sĩ Ưu tú Lệ Thu - vở “Đến bờ bên kia”).

Ảnh: Cảnh trong vở " Lá đơn thứ 72" giành giải Đặc biệt

Cảnh trong vở " Lá đơn thứ 72" giành giải Đặc biệt

Phát biểu tại lễ bế mạc Liên hoan, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Trịnh Thuý Mùi, khẳng định: Thử nghiệm trong nghệ thuật sân khấu chính là đi tìm cái mới trong quá trình sáng tạo, dù thất bại hay thành công cũng đều có ích cho đội ngũ quản lý và những người trực tiếp sáng tạo nghệ thuật sân khấu bởi đó là những bài học vô giá mở ra con đường mới. Thông qua liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế, bạn bè các nước cũng có cơ hội hiểu rằng về con người và văn hóa Việt Nam luôn hướng về cái đẹp nghệ thuật mang tính giá trị nhân văn.

PGs Nguyễn Tất Thắng, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo & Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Trịnh Thuý Mùi

Khác với nghệ thuật sân khấu thông thường, sân khấu thử nghiệm là nơi các nghệ sỹ đưa ra các thử nghiệm sáng tạo trong bộ môn của mình từ hình thức dàn dựng đến nội dung vở diễn. Ban giám khảo tin rằng yếu tố thử nghiệm là rất quan trọng, không chỉ để nâng cao tư duy làm nghệ thuật để bắt kịp xu hướng hiện đại, mà còn để làm mới mình, đưa nghệ thuật sân khấu tới gần với mọi tầng lớp người dân hơn. Các vở diễn tại Liên hoan cũng chứng tỏ được năng lực của đội ngũ nhà hát sân khấu trong nước đang trỗi dậy, khát khao đổi mới sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng bởi dịch COVID-19.

Tổng kết về chất lượng nghệ thuật của Liên hoan, Phó Giáo sư Nguyễn Tất Thắng, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo nhận định rằng hầu hết các vở diễn dự Liên hoan đều đã tập trung vào yếu tố thử nghiệm trong ý đồ sáng tạo và trình diễn nghệ thuật. Các đoàn, nhà hát sân khấu Việt Nam đã đóng góp một số vở kịch nước ngoài được dàn dựng theo xu thế thử nghiệm theo hướng Việt Nam hóa. Ông cũng đề cao về vấn đề thử nghiệm trong dàn nhạc và nhạc công đóng vai trò trong vở diễn, việc nhạc công, nhạc sĩ cũng là một diễn viên được đánh giá là “một sự mới mẻ đầy tính nghệ thuật, giúp nâng cao và đa dạng hóa các thể loại cũng như làm sống động thêm cho các tác phẩm.”

Nhắn nhủ tới các diễn viên trẻ, ông Nguyễn Tất Thắng nhấn mạnh về tính chuyên nghiệp trong sân khấu: “Về yếu tố diễn xuất, khi vào vai nhân vật phải lột tả được khuynh hướng ý chí và tâm hồn nhân vật, cần phải làm tốt vấn đề cảm xúc khi diễn để nhân vật có chiều sâu hơn, mang đến nét ý nghĩa xa hơn những gì mà diễn viên thể hiện, có như thế mới chạm tới trái tim của khán giả”. Bên cạnh đó, Phó giáo sư cũng nhận định tính thử nghiệm trong xu thế độc diễn chỉ 1 đến 3 nhân vật là một bước đột phá mới, thể hiện sự tập trung cao độ và cũng là thách thức đối với các diễn viên.

Nhiều vở diễn gây được ấn tượng cho ban giám khảo cùng khán giả trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo cũng thẳng thắn chỉ ra một số nhược điểm của tác phẩm tham dự Liên hoan. Đó là không ít vở sa đà vào cách diễn tả chân khiến cho một vài lớp diễn trở nên thô thiển. Sự sa đà trong diễn xuất của một số diễn viên đôi lúc cũng gây phản cảm cho người xem… Đối với các đoàn sân khấu nước ngoài, cần phải chỉnh sửa một số vấn đề trong vở diễn và để ý nhiều đến sự tiếp nhận, văn hóa xem của khán giả Việt Nam hơn.

Điòng thời, vấn đề liều lượng của vở diễn không được cân bằng tốt đã phá hỏng đi tính chuyên nghiệp của tác phẩm: “Liều lượng phải vừa đủ, “quá thì hư mà hụt thì hỏng”. Nói về nhược điểm của các diễn viên trẻ tham gia vào các tác phẩm trong liên hoan, ông cũng nhận định rằng yếu tố liều lượng không được căn chỉnh tốt đã gây ra tình trạng diễn viên sa đà thái quá vào nhân vật gây phản cảm. Cụ thể là nhân vật Hedda trong vở Hedda Gabler mà theo như ông diễn tả cô đã “nói như máy”, nhân vật Ê đíp đã lăn lộn đau khổ quá đà làm lệch đi tính cách gốc của anh. Đây là yếu tố liều lượng, nhấn mạnh rằng điều này đã gây phản cảm cho người xem.

Tại buổi lễ Bế mạc, Ban tổ chức đã trao một Giải đặc biệt cho vở diễn về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho “Lá đơn thứ 72” (Sân khấu Lệ Ngọc). Lá đơn thứ 72 là vở diễn của đơn vị sân khấu tư nhân Lệ Ngọc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có sự phối hợp thực hiện của 2 cựu Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Vở kịch hội tụ nhiều nghệ sĩ tài năng của Sân khấu Lệ Ngọc cũng như được đầu tư bài bản từ kịch bản đặc sắc, tạo hình nhân vật Bác Hồ và phương pháp dàn dựng gần gũi, dễ hiểu nhưng đủ gây được ấn tượng lớn cho cả ban giám khảo cùng khán giả trong và ngoài nước.

Nguyễn Phương


Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Baovannghe.vn - Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên là mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc, ở đó tác giả gửi gắm những điều tốt lành như ước mơ ai cũng được thả lên trời cao và lời chúc cho những người con của quê hương dù đi đâu xa đều gặp may mắn, duyên lành để "nhớ lối trở về".
Di sản bất hòa ở Đông Âu

Di sản bất hòa ở Đông Âu

Baovannghe.vn - Tinh thần dám đối diện với quá khứ, dám chấp nhận sự đa dạng của văn hóa đã giúp các quốc gia Đông Âu và cả châu Âu bước qua nhiều trở ngại để bảo tồn và khai thác khối di sản kiến trúc XHCN ở Đông Âu.
Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Baovannghe.vn - Sầm Sơn đang góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa đứng top đầu các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế, văn hóa...
Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Baovannghe.vn - Ngày 20 tháng 11 năm 2024, quả chuối mang tên Comedian của Maurizio Cattelan đã được bán tại nhà đấu giá Sotheby’s với giá 6,24 triệu đô la, trở thành tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất trong giới nghệ thuật đương đại. Một quả chuối dán tường với cuộn băng keo đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, không chỉ vì giá trị vật chất, mà còn vì các câu hỏi nó đặt ra về giá trị thực sự của nghệ thuật.
Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Năm, ngày 21/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 (Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.