Diễn đàn lý luận

Chuyến viếng thăm Sài Gòn của Rabindra nath Tagore năm 1929

Lưu Đức Trung - Phạm Phương Chi
Lý luận phê bình
15:00 | 20/07/2024
Vào một ngày cuối tháng 6 năm 1929, Tagore dừng chân tại Sài Gòn trên đường trở về từ Canada, nơi ông vừa dự Hội nghị Hội đồng quốc gia về Giáo dục ở Vancouver
aa

Vào ngày 21 tháng 6 năm 1929, R. Tagore, nhà văn Ấn Độ, cây bút châu Á đầu tiên được nhận giải Nobel văn học (1913), ghé thăm Sài Gòn (Cochinchina). Cuộc viếng thăm tạo ra những tranh luận về văn học và chính trị sôi nổi. Bài viết này miêu tả một cách tỉ mỉ và hệ thống những tiếp nhận Tagore ở Việt Nam dựa trên những tài liệu sơ cấp bao gồm các báo L’Écho annamite, Tribune Inchinoise, Đông Pháp thời báo, La Cloche Fêlée, Thần Chung, Công giáo đồng thịnh, Đuốc Nhà Nam, và Phụ nữ tân văn…

Vào một ngày cuối tháng 6 năm 1929, Tagore dừng chân tại Sài Gòn trên đường trở về từ Canada, nơi ông vừa dự Hội nghị Hội đồng quốc gia về Giáo dục ở Vancouver trong tư cách là một đại diện của Ấn Độ. Thực tế, sau khi ở Canada về, Tagore đã ở lại Nhật Bản một tháng, giảng dạy, tham gia các buổi phát biểu và phỏng vấn. Khi ông chuẩn bị trở về Ấn Độ, đại diện của Đại sứ quán Pháp ở Nhật Bản đã tiếp cận mời ông đến tham quan toàn bộ thuộc địa Indochina. Phản ứng của Tagore rất tích cực; ông nghĩ đây là dịp ông có thể đến thăm Angkor Wat. Tuy nhiên, các bác sĩ ở Nhật Bản đã bí mật kịch liệt khuyên Chanda, thư ký của Tagore là làm sao để Tagore không thể đến thăm Angkor được. Ngay cả Đại sứ quán Pháp cũng được lệnh là phải nói với giới quan chức tại Sài Gòn làm sao để Angkor Wat không có trong chương trình.

Tagore đáp tầu về Ấn Độ trên một con tầu Pháp, tên là S.S. Angers. Ông đáp xuống Sài Gòn vào lúc 11h30’ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1929.

Chuyến viếng thăm Sài Gòn của Rabindra nath Tagore năm 1929
Một số bài báo về chuyến viếng thăm Sài Gòn của Rabindra nath Tagore năm 1929

Ban đón tiếp ở Sài Gòn được sắp xếp theo chức vụ từ cao xuống thấp: Chủ tịch danh dự: M. Béziet; Chủ tịch: Bùi Quang Chiêu; Phó Chủ tịch người Pháp: Monribot; Phó Chủ tịch người Hindu: Xavier; Thủ quỹ: Nguyễn Văn Của; và Thư ký: Lê Trung Nghĩa. Bùi Quang Chiêu là một đại diện của hội đồng và được trao cho trọng trách là đón tiếp Tagore ở Sài Gòn. Diệp Văn Giáp, một cố vấn thuộc địa, đã cho Tagore và những người đồng hành của ông ở trong một vi-la rộng của mình nằm trên phố 35 Barbier Street. Chính phủ thực dân cấp cho Tagore ô tô; “những người Bombay” thì chịu trách nhiệm về thức ăn của ông. Ban đón tiếp phải họp vào buổi tối lúc 8h30’ tại cơ quan của Đảng Lập Hiến Đông Dương để quyết định chương trình cho chuyến thăm của Tagore.

Theo như chương trình dự kiến, người đứng đầu nội các chính phủ Cochinchina, Noueilhetas, và M.Samy, một người Hindu, sẽ ở bến Nhà Bè để đón con tầu S.S.Angers. Bùi Quang Chiêu và M.Béziat đến sau. Chiêu và Béziat sẽ chào đón Tagore “nhân danh người Anname” bằng tiếng Pháp ở khoang hạng nhất của con tầu, nơi Tagore ăn bữa trưa đầu tiên ở Cochinchina. Tagore đáp lại bằng tiếng Anh thông qua Mme.Palard, người mà Chiêu đã mời làm thông dịch viên. Những người được gọi là “thiên hạ” háo hức chèo lên tầu để nhìn Tagore và treo một tấm băng rôn mầu trắng trên bến tầu: “Chào đón Rabindranath Tagore- Thanh niên và Người lao động”. Tagore thì mặc bộ đồ đen, đội mũ nhung và ấn tượng nhất là tóc của ông trắng như tuyết. Một nhóm người đem tặng ông một vòng hoa.

Ngày đầu tiên Tagore ở Sài Gòn là ngày 21 tháng 6 năm 1929. Trước tiên, “để đón tiếp Tagore, một bữa tiệc Champagne đã được tổ chức” ở Hôtel de Ville vào 6 giờ tối. Bữa tiệc có sự tham gia của các đại biểu người Annamite, người Hindu, các cộng đồng người Pháp và đại diện của các tạp chí và các cơ quan chính phủ. Béziet cúi thấp đầu khi chào Tagore nhân danh thành phố của mình và có lời phát biểu ngợi ca Tagore như là một nhà thơ của một dân tộc và của thế giới, người đã viết những vần thơ đem cho loài người cái khả năng giải phóng họ khỏi nỗi buồn.

Bài phát biểu của Béziet bằng tiếng Pháp và Kerjean đã dịch sang tiếng Anh. Lễ tiếp đón thứ hai tổ chức tại Theatre Principal vào 9 giờ tối. Ghế ở rạp hát đã bị lấp đầy với khán giả người Ấn, người Pháp và người Annam mặc dù giá vé vào cửa là 1 piasire và vé cho ghế trên chót là 0.50 piasire. Có ba bài phát biểu được xướng lên, bao gồm “Présentation du Rabindra Nath Tagore” của Bùi Quang Chiêu, “Address A. Ranbindra Nath Tagore” của Dương Văn Giáo và “Traduction de l’allocution de Rabindra Nath Tagore” của Trần Văn Trị. Bài phát biểu bằng tiếng Anh của Tagore được dịch sẵn trước buổi họp; bản tiếng Pháp do Jacques Đức đọc và bản quốc ngữ do Hồ Văn Ngươn đọc. Theo các báo cáo, thì ngay khi Tagore bước vào rạp hát, khán giả dường như là ngừng thở… khi nghe bài phát biểu Tagore, khán giả im lặng đến mức mà âm thanh của con muỗi đang bay cũng nghe thấy được. Cả báo tiếng quốc ngữ và tiếng Pháp đều được mời. Trong bữa tiệc này, các đại diện của Đảng Lao Động là Lê Thành Lư, Huỳnh Phúc Yên (Focyane) và Trường Gia Kỳ Sanh (Trúc Viên) đã mời Tagore đến nói chuyện với nông dân Việt Nam. Tagore đã đồng ý một cách lưỡng lự. Sự thờ ơ của Bùi Quang Chiêu với lời mời thể hiện trong lời nói rằng chương trình cho Tagore đã cố định. Sự thờ ơ này khiến cho những người thuộc đảng Lao động bất bình.

Vào ngày thứ hai, Tagore gặp toàn quyền của Cochinchina vào sáng sớm. Một lần nữa ông lại đề cập đến việc ông muốn đến thăm Angkor Wat và hỏi xin vài cuốn sách viết về Indochina cho trường đại học của mình. 30 phút sau, Tagore được ô tô đưa đi thăm L’Ecole de poteric (Trường Cao đẳng nghệ thuật) ở Biên Hòa. Trong chuyến thăm này, ông Jean Kerjean (thư ký của Court de’Appel và là thông dịch viên), Trần Văn Kha (cố vấn thực dân), Trần Khăc Nương (đại biểu của Municipal Counciel), Tamby (ủy viên hội đồng địa chính), Hồ Văn Ngươn (đại diện nhà báo Annam), Chanda (thư ký của nhà thơ Tagore) và một vài người Hindu hộ tống. Chủ tịch tỉnh Biên Hòa và giám đốc của trường cao đẳng chào mừng Tagore, hướng dẫn ông đi thăm các lớp và các phòng trưng bày để xem các tác phẩm nghệ thuật bằng đồng và sứ. Tagore mua một cái bình sứ và hai cái đèn chụp cho các sinh viên của mình ở Santiniketan. Ông đặc biệt ấn tượng với các bình bằng đá trắng vẽ những bông hoa mầu vàng. Vào cuối buổi viếng thăm, Tagore ký vào cuốn sổ ghi khách đến thăm của trường cao đẳng.

Hoạt động thứ ba trong ngày thứ hai của Tagore là chuyến viếng thăm lăng Lê Văn Duyệt, một viên quan thế kỷ XIX, người đã cứu sống những nhà truyền giáo phương Tây. Khi Tagore tới nơi, một bản nhạc Annam cất lên ở cổng để chào đón ông. Tagore không tham gia bữa tiệc trà đã được những người quản trị lăng tẩm chuẩn bị sẵn bởi vì chuyến đi Biên Hòa, đường xóc, làm cho ông thấm mệt. Cũng vào ngày thứ hai, Tagore được đưa đến một bữa tiệc champagne lớn tại Nhà in Thống Nhất, do Nguyễn Văn Của, chủ tịch quận, làm chủ. Người chủ, người làm và các thành viên của Ban đón tiếp đứng xếp hàng để chào đón Tagore. Tagore nói chuyện với hai người làm công người Bengali. Ông hỏi xin một cốc nước dừa và thể hiện sự tò mò đầy thích thú đối với bộ sưu tập các vật phẩm mang tính nghệ thuật cổ kính của Của. Vị chủ nhà in tặng Tagore mô hình chiếc thuyền chiến Annam, có đính vàng, làm quà kỷ niệm. Nhiếp ảnh gia Khánh Kì chụp hai tấm hình của Tagore ở công ty của Của. Vào lúc 9 giờ tối, Tagore đến Rạp chiếu phim Eden ở Sài gòn.

Vào ngày thứ ba, Tagore đến đường Catinat Street dưới sự hộ tống của Bùi Quang Chiêu, Bùi Đức Nhuận (chủ bút của tờ Phụ nữ tân văn) và Lê Trung Nghĩa. Ông đến thăm vài cửa hiệu Bombay và một cửa hàng vải Annam. Wastamull, chủ một cửa hiệu lụa Bombay đã dẫn Tagore đi thăm các cửa hàng Bombay khác trên phố Catinat. Tagore mua “những vật phẩm đặc trưng” của Annam, một miếng vải thêu kim tuyến và cùng với Nguyễn Đức Nhuận, Tagore đứng xem một miếng vải satin được những người Annam dệt và nhuộm. Trên đường Espagne, Tagore đặt nhà may Trần Thái Nguyên thiết kế cho ông một bộ áo dài Annam. Ông đã mặc bộ đồ này vào ngày thứ ba khi ở Sài Gòn. Bộ trang phục Annam, một cái áo thêu kim tuyến sáng, quần lụa trắng, giầy Gia Định và cái mũ nhiễu, như các báo đưa tin, khiến cho Tagore giống như một ông già Annam. Sau đó, trong buổi tiếp đón ở Hội Trung Quốc ở đền “Pagoda Cantonese” 1 trên đường Cây Mai, Chợ Lớn, Tagore có cuộc đối thoại với các thành viên về tầm quan trọng của tri thức Trung Quốc cho châu Á và Ấn Độ.

Một sự kiện đáng nhớ xảy ra vào ngày thứ ba Tagore ở Sài Gòn là ông được những người Ấn Độ mời đến dự một buổi hành lễ tôn giáo của cộng đồng người Hindu ở đền Chetty. Một nhóm những người Ấn Độ đi chiếc xe có trang trí hoa đến Pagoda Cantonese để đón Tagore và những người đồng hành của ông. Buổi lễ Tagore dự có tên là Lễ nhất châu diên Viện tàng thơ Murugananda Vasagasala. Tagore được mời dẫn dắt buổi lễ cùng với Bùi Quang Chiêu và Lefebrve, Phó Chủ tịch Sài Gòn. Các vòng hoa được đem tặng cho Tagore, Chiêu và Lefebrve; các thành viên khác của Ban đón tiếp chỉ được tặng hoa. Một cô gái tên là Kathéappa Thévarvin đã hát bài hát của Passecarane, một nhà thơ Ấn Độ, để dâng tặng Tagore. Những người Ấn Độ đã tặng Tagore một món quà là 2101 piastra. Số tiền này được đặt vào giữa khay có lá trầu. Mọi người giải thích với Tagore là con số lẻ này là để đem lại sự may mắn. Xavier, Phó Chủ tịch của Ban đón tiếp của chùa đọc một bài diễn văn. Vào cuối ngày, Tagore gặp Toàn quyền Pierre Pasquie; họ bàn về mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây. Toàn quyền hứa với Tagore là sẽ gửi một số sách về Đông Dương đến trường Santiniketan.

Cùng ngày, khi Tagore trở về nhà khách của mình thì một cuộc xung đột với đại diện của Đảng Lao động xảy ra. Những người này đến gặp ông và bày tỏ sự tức giận. Huỳnh Phúc Yên lớn tiếng buộc tội Tagore là đã không đến nói chuyện với người nông dân Annam ở rạp Thành Xương như ông đã hứa. Đáp lại, đại diện của Tagore nói rằng, Tagore không muốn đi cái rạp đó; thay vào đó, nếu các đại diện của Đảng đến nghe ở đây thì ông sẵn sàng nói chuyện. Và thật may mắn là người phiên dịch đã không dịch phản ứng đầy thù hằn của Lê Thành Lư cho Tagore nghe rằng Tagore hãy nhìn vào những người đồng bào của mình đã đến mảnh đất này và hút máu người Annam như thế nào, rằng Tagore đáng lẽ nên thể hiện sự biết ơn đối với người Annam, người đã đem đến cho ông sự đãi ngộ trọng đại Người của Đảng Lao động đưa ra một lời cảnh báo là họ sẽ ngăn chặn Tagore và Chiêu ở bến cảng để xỉ nhục họ trước mặt công chúng. Tagore thưởng thức bữa tối của mình và rời Sài Gòn vào 9h30’ tối. Lời nói cuối cùng của Tagore trước khi rời Sài Gòn: “Người của Đảng Lao động buộc tội tôi là tôi chỉ thích đồ xa xỉ mà quên đi cái đói nghèo và rằng tôi ở nhà của một nhà tư bản và không đến với những người nghèo. Đây là một lời buộc tội không công bằng. Tôi đến nhà của Của uống một cốc champagne; họ (các đại diện của Đảng Lao động) cũng đến đó uống champagne. Tại sao họ có thể đến đó, còn tôi thì không?"

Nói chung, cuối những năm 1929, sự tham gia một cách dầy đặc của các báo trong việc tái hiện chuyến thăm của Tagore cho thấy đây là một sự kiện trong đời sống trí thức và chính trị của Sài Gòn.

Báo Văn nghệ

Sách văn học nước ngoài được độc giả yêu mến trong tháng 8

Chùm tản văn tâm lý nước ngoài

Dù bị đe dọa truy tố, Arundhati Roy vẫn giành giải PEN Pinter

Giám tuyển ACE LÊ: Nhà đầu tư nước ngoài đang nhanh chân hơn

Viết cho Esmé Với tình yêu và tiếng thét

Tin đồn. Truyện ngắn của Erskine Preston Caldwell

Tin đồn. Truyện ngắn của Erskine Preston Caldwell

Baovannghe.vn- Mùa thu năm đó, lần đầu tiên sau hai, ba thập niên, không có ai phàn nàn về vị thủ quỹ hay tiền bạc của thị trấn. Sam Billings được biết đến như là người trung thực và cũng vì là một doanh nhân thành đạt nên mọi người đều biết rằng ông ấy sẽ giữ cho sổ sách được minh bạch, rõ ràng.
Phát triển Văn học: Cần những cú huých về thể chế

Phát triển Văn học: Cần những cú huých về thể chế

Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL đã có Quyết định 3561/QĐ-BVHTT&DL về việc Ban hành Kế hoạch xây dựng Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học. Đây được xem là cú huých về thể chế để Văn học Phát triển.
Như gió, như cỏ - Thơ Phạm Công Trứ

Như gió, như cỏ - Thơ Phạm Công Trứ

Baovannghe.vn- Cỏ khắp chốn,/ Gió khắp nơi/ Chẳng ai biết ngày ra đời của gió
Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Từ ngày 25 – 30/11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XVvới nhiều nội dung quan trọng, trong đó sẽ thông qua nhiều luật và Nghị quyết.
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ

Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ

Baovannghe.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư mới về Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam,