Văn hóa nghệ thuật

Giám tuyển ACE LÊ: Nhà đầu tư nước ngoài đang nhanh chân hơn

Phương Thúy
Mỹ thuật
19:00 | 09/07/2024
Thị trường mỹ thuật Việt đang nhận được sự quan tâm, do đó cần sự cẩn trọng về thông tin, nguồn gốc tác phẩm, đặc biệt của họa sĩ thời mỹ thuật Đông Dương
aa

Điều này một mặt cho thấy thị trường mỹ thuật Việt đang nhận được sự quan tâm; mặt khác, cần phải có sự cẩn trọng trong việc tìm hiểu thông tin, nguồn gốc tác phẩm, đặc biệt với những bức tranh được cho là của các họa sĩ thời kỳ mỹ thuật Đông Dương.

GIÁM TUYỂN ACE LÊ:  Các nhà đầu tư nước ngoài đang nhanh chân hơn chúng ta
Giám tuyển Ace Lê

- Thưa giám tuyển Ace Lê, gần đây Nhà đấu giá Millon (Pháp) chính thức mở văn phòng đại diện tại Hà Nội với tên gọi Millon Việt Nam. Năm 2023, Nhà đấu giá nghệ thuật Sotheby’s đã đặt chi nhánh tại Việt Nam. Cả hai nhà đấu giá này đều chọn đại diện là người Việt. Thông tin này cho thấy điều gì, thưa anh?

- Sự xuất hiện của hầu hết các nhà đấu giá lớn trên thế giới và trong khu vực là một tín hiệu đáng động viên, đáng mừng cho nghệ thuật Việt Nam chứ không chỉ cho thị trường nói chung, cho thấy bước đầu chúng ta được ghi nhận như một “thế lực” có tiềm năng tương đối. Nhà đấu giá Sotheby’s lớn nhất thế giới đã giao dịch các tác phẩm của nghệ thuật Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Năm trước, họ mới mời tôi làm giám tuyển cho triển lãm “Hồn xưa bến lạ” với quy mô lớn, tổ chức tại Việt Nam. Đấy là tín hiệu không chỉ gửi tới thị trường Việt Nam mà còn với các thị trường trong khu vực và thị trường quốc tế. Điều này cũng khẳng định Việt Nam đã có chỗ đứng trong khu vực, có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như khối sưu tập.

- Cộng thêm việc các doanh nghiệp tư nhân cũng đang có sự quan tâm nhất định đến nghệ thuật đương đại Việt Nam, điển hình như cuộc thi nghệ thuật UOB Painting of year, với mong muốn sưu tập các tác phẩm của nghệ sĩ trẻ trong nước, đã cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang nhanh chân hơn chúng ta?

- Tôi nghĩ điều đó là đúng! Chúng ta mới bước ra thời bao cấp gần 40 năm. Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn này là phát triển kinh tế, xã hội, còn nghệ thuật dường như trong vài thập kỷ vừa qua đã “ngồi ghế sau” và chưa có sự ưu tiên nhất định như ở các nước khác không trải qua chiến tranh như nước ta. Tuy nhiên chúng ta là một dân tộc có khả năng đi trước đón đầu nên thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt Nam cũng bước đầu nắm bắt cơ hội, đương nhiên là các tập đoàn lớn trên thế giới đã vào trước, đi sâu và mạnh bởi họ có ngân sách. Ví dụ như: Philips Morris, AIA, UOB… đã đầu tư vào nghệ thuật như một cách quảng bá thương hiệu bền vững. Tại nước ta, cũng đã có một số tập đoàn lớn manh nha việc đầu tư cho nghệ thuật: Vingroup, ngân hàng ACB, Techcombank, BIDV… khởi động những cuộc đối thoại về bảo trợ nghệ thuật và đưa nó trở thành một phần trách nhiệm xã hội, bên cạnh những hoạt động xã hội khác.

- Có lần anh đã chia sẻ rằng sau giai đoạn tranh Đông Dương thì sẽ đến giai đoạn tranh hậu hiện đại, đương đại. Vậy thì trong tình hình hiện nay, nếu như có thể so sánh một cách tương đối thì việc chú ý vào nghệ thuật hậu hiện đại, đương đại đang như thế nào so với nghệ thuật hiện đại?

- Ở bối cảnh Việt Nam thì nghệ thuật hiện đại bắt đầu từ thời kỳ Đông Dương, sau đó trải qua giai đoạn hiện thực xã hội, sau đó là hậu hiện đại, rồi đến đương đại. Rõ ràng khi càng có khoảng lùi từ quá khứ thì chúng ta sẽ có một khoảng cách an toàn để soi chiếu và nhìn nhận lại những tác giả và tác phẩm ở trong giai đoạn quá khứ ấy, từ đó đặt để vào vị trí được ghi nhận sao cho xứng đáng. Vì thế đối với những nhà sưu tập hoặc những nhà đầu tư thì họ vẫn coi tranh Đông Dương là dòng tranh bluechip, tức là dòng tranh tương đối an toàn về mặt đầu tư, vì đã có một khoảng lùi nhất định về mặt hàn lâm lẫn thị trường. Như vậy tính thanh khoản của dòng tranh Đông Dương sẽ cao hơn.

Theo quan sát cá nhân tôi, về mặt giá trị thì hiện tại tranh Đông Dương đang chiếm thanh khoản đa số, khoảng 70% với giá trị cao. Các phiên đấu giá hoặc các gallery lớn trên thế giới thường tập trung bán tranh Đông Dương nhiều. Giá trị của nghệ thuật đương đại của chúng ta với những nghệ sĩ thành danh sẽ có khung giá ở mức vài chục nghìn đô la. Mặc dù tốt nhưng vẫn chưa thể so với giá tranh vài trăm nghìn đô đến triệu đô của tranh thời kỳ Đông Dương. Như vậy số lượng phải bù vào thì nó mới tạo ra được thanh khoản lớn. Đấy là hiện thực, không chỉ là ở Việt Nam mà cả ở các nước Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới, là vận động tự nhiên của thị trường mà thôi.

- Anh là người Việt được chọn làm đại diện cho nhà đấu giá Sotheby’s. Trong tình hình thị trường tranh Đông Dương rất hấp dẫn nhưng cũng có nhiều hiện tượng làm giả, anh có nghĩ rằng vai trò của mình nhiều khi giống như “con dao hai lưỡi”?

- Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, nghệ thuật hiện đại và nghệ thuật cổ điển cũng trải qua nhiều thách thức về mặt phân định thật-giả. Vì thế việc đầu tư vào chuyên môn giám tuyển là người bản địa để hiểu sâu về giá trị lịch sử-văn hóa của nước đó, nói ngôn ngữ đó và đọc được những tài liệu nghiên cứu bằng tiếng đó rất là quan trọng. Chúng ta phải chịu thiệt thòi mấy chục năm vừa qua trong một thị trường rất “vị phương Tây” khi hầu hết các chuyên gia không phải người Việt Nam, dẫn đến một số hệ lụy mà chúng ta phải giải quyết bây giờ.

Tôi nghĩ bất kì một vị trí nào thì chúng ta phải rất sáng suốt. Bởi vì trách nhiệm đi kèm với cơ hội thao túng thị trường hoặc là mâu thuẫn về mặt lợi ích. Cho nên làm bất kì một chuyên môn nào thì chúng ta cần phải rất tỉnh táo và nhận ra được vai trò cũng như là quyền lực mà vai trò đó mang lại, đồng thời phân định rạch ròi trước hết là với bản thân mình, về mặt đạo đức làm nghề. Đó là điều kiện tiên quyết ở trong ngành giám tuyển và thẩm định tranh, nhất là tranh hiện đại.

- Trân trọng cảm ơn anh!

Báo Văn nghệ số 27/2024

Tên bài viết do Vannghe online đặt

Các bảo tàng nghệ thuật vừa và nhỏ ở New York đối mặt khủng hoảng Áp Luật đấu thầu: Loay hoay đấu thầu, “đánh rơi” nghệ thuật? Đời sống nghệ thuật: Khi nhà phê bình cô đơn, chực chờ “chạy làng”
"Cu li không bao giờ khóc" giành giải  FIPRESCI  - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

"Cu li không bao giờ khóc" giành giải FIPRESCI - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

Baovannghe.vn - Sau chiến thắng tại Liên hoan, Phim Cu li không bao giờ khóc cũng đã được ấn định lịch phát hành tại Việt Nam vào ngày 15/11 tới.
Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10
Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Baovannghe.vn- Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo , dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.
Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Baovannghe.vn - Thành công nhất của Phạm Thị Bích Thủy trong Gia đình có bốn chị em gái là: viết như một can dự tích cực vào cuộc sống. Viết không phải là đi tìm câu trả lời, mà là liên tục tra vấn cái thế giới đầy những đổ vỡ và khủng hoảng này...