Chuyên đề

Đề cử “Hoàng Hoa sứ trình đồ” là Di sản tư liệu thế giới

Câu chuyện văn hoá
08:34 | 28/10/2021
UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, địa phương vừa có văn bản gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới về việc đề cử “Hoàng Hoa sứ trình đồ” là Di sản tư liệu thế giới.
aa

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, địa phương vừa có văn bản gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới về việc đề cử “Hoàng Hoa sứ trình đồ” là Di sản tư liệu thế giới.
Theo đó, “Hoàng Hoa sứ trình đồ” là sử liệu của dòng họ Nguyễn Huy, xã Trường Lộc (nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Công trình văn hóa đặc biệt này là tập bản đồ ghi chép lại hành trình đi sứ Trung Hoa năm 1765 - 1768 của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

“Hoàng Hoa sứ trình đồ” hiện được lưu giữ là bản chép tay duy nhất còn tồn tại của tác phẩm này, được con cháu dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ tại tư gia ở làng Trường Lưu. Sách này bao gồm các bản đồ được vẽ với 3 loại màu trên giấy dó với các lời bằng chữ Hán. Đây là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý hiếm về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ 18 do Nguyễn Huy Oánh biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768 từ các tài liệu của nhiều thế hệ đi sứ trước, đồng thời bổ sung thêm các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm Chánh sứ. Cuốn sách có kích thước 30x20 cm, dày 2 cm được in trên bản mộc giấy dó, sách bao gồm bảy phần, trong đó phần chính là bản đồ hành trình gồm 204 trang ghi chép cụ thể và miêu tả về thiên nhiên, con người, thành, làng, các di tích, danh thắng, các hoạt động giao tiếp của sứ bộ với dân và chính quyền.

“Hoàng Hoa sứ trình đồ” có nhiều tư liệu minh chứng cho hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa thế kỷ 18. Đây là tập bản đồ kiêm ghi chép về hành trình đi sứ xuất phát từ biên giới Việt - Trung qua các châu, phủ, huyện, dịch trạm tới điểm cuối là huyện Tân Thành, Yên Kinh. Trong sách ghi chép rõ ràng về quá trình đi sứ: Thời gian và địa điểm qua các nơi dừng nghỉ theo lộ trình thủy bộ chiều đi và chiều về, ngày lưu trú và các hoạt động của đoàn sứ bộ, chiều dài của mỗi dịch trạm, chiều dài toàn bộ đường thủy bộ đi sứ, kiến trúc và thời gian xây các cửa cung của Yên Kinh, các ghi chép tỉ mỉ về địa hình sông núi, phong cảnh, con người và nghi lễ ngoại giao khi qua các địa phương của Trung Quốc và Việt Nam.

Trước đó, hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” đã được bảo vệ thành công tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 8, Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO từ ngày 29-31/5, được các nước đánh giá cao là một hồ sơ quý hiếm, xác thực, rõ ràng và độc đáo nói về quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 18, đóng góp vào việc duy trì nền hòa bình giữa các dân tộc trong khu vực và trên thế giới. Hồ sơ được thông qua với số phiếu 17/17 phiếu.

Nguyễn Phương ( tổng hợp)


Cốt nhục - Truyện ngắn của Cao Duy Sơn

Cốt nhục - Truyện ngắn của Cao Duy Sơn

Baovannghe.vn - Con vàng nhà gã là giống chó ta đích thực, giống ăn cám lớn ị phân đen. Ba mươi ngàn kể không đắt, bởi nó là giống cái rồi sau sẽ sinh lời. Gã sướng khi nghĩ đến chuyện ấy.
Hơn 1.000 nhà văn và chuyên gia xuất bản kêu gọi tẩy chay các Tổ chức Văn hóa Israel

Hơn 1.000 nhà văn và chuyên gia xuất bản kêu gọi tẩy chay các Tổ chức Văn hóa Israel

Baovannghe.vn - Sally Rooney, Arundhati Roy và Rachel Kushner cùng hơn 1.000 nhà văn, chuyên gia xuất bản đã ký một thư kêu gọi tẩy chay các tổ chức văn hóa Israel do cáo buộc họ "đồng lõa hoặc im lặng trước sự áp bức người Palestine." Thư kêu gọi này nhấn mạnh rằng các tác giả sẽ không hợp tác với các nhà xuất bản, lễ hội, hoặc cơ quan văn học Israel có hành vi vi phạm quyền của người Palestine.
Một tương lai tươi đẹp cho các em

Một tương lai tươi đẹp cho các em

Baovannghe.vn - Hẳn là đa phần các ông bố bà mẹ đều yêu thương con cái mình. Thế nhưng, có khi vì thiếu hiểu biết nên đã gây ra những tổn thương nơi những đứa trẻ... Tránh đi những ấn tượng xấu và tạo lập những giá trị tốt tích cực nơi tuổi thơ là cách chắc chắn để định hình xây dựng nên một tương lai tươi đẹp cho các em.
Trần Tiến, người sáng lập thể kí tự thuật trong văn xuôi Việt Nam từ năm 1764

Trần Tiến, người sáng lập thể kí tự thuật trong văn xuôi Việt Nam từ năm 1764

Baovannghe.vn - Trần Tiến người làng Điền Trì, tỉnh Hải Dương. Ông sinh giờ Dần ngày 18/11 năm Kỉ Sửu (1709), tên tự là Khiêm Đường, cũng có tên tự khác là Hậu Phủ, tên hiệu là Cát Xuyên, là con Tiến sĩ, Tham tụng Lễ bộ thượng thư - Diệu Quận Công Trần Cảnh, nhà nông học đầu tiên của Việt Nam.
Như Bình - người đàn bà đạp chân lên gai nhọn

Như Bình - người đàn bà đạp chân lên gai nhọn

Baovannghe.vn - Như Bình chọn tập viết là “tạp bút”, như một sự định danh thể loại hết sức linh hoạt, đủ không gian để trút vào con chữ những sắc thái biểu cảm.