Chuyên đề

“Đi tìm” những tác phẩm Nobel văn chương

Câu chuyện văn hoá 11:46 | 25/10/2023
Lật một cuốn sách đang “hot” trên thị trường, độc giả có thể thấy nhiều lời đánh giá “có cánh” cùng “nhãn mác” giải thưởng mà tác giả – tác phẩm nhận được. Song, không phải giải thưởng nào cũng đủ uy tín, đánh giá nào cũng đủ tin cậy. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của mô hình tủ sách Nobel văn chương như một chỉ dẫn để bạn đọc dễ dàng tìm đến những tác phẩm đỉnh cao.
aa

Lật một cuốn sách đang “hot” trên thị trường, độc giả có thể thấy nhiều lời đánh giá “có cánh” cùng “nhãn mác” giải thưởng mà tác giả – tác phẩm nhận được. Song, không phải giải thưởng nào cũng đủ uy tín, đánh giá nào cũng đủ tin cậy. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của mô hình tủ sách Nobel văn chương như một chỉ dẫn để bạn đọc dễ dàng tìm đến những tác phẩm đỉnh cao.

Các tác phẩm đã xuất bản của tủ sách “Trăm năm Nobel”.

Từ năm 1901, khi giải Nobel Văn học đầu tiên được trao cho một tác giả người Pháp, đến nay, đã có hơn 100 tác giả trên khắp thế giới được vinh danh. Trong số đó, nhiều tác giả, tác phẩm đã được giới thiệu với độc giả Việt, như Henryk Sienkiewicz với “Quo Vadis”; Hermann Hesse với “Câu chuyện dòng sông”; Albert Camus với “Dịch hạch”, “Kẻ xa lạ”; Boris Pasternak với “Bác sĩ Zhivago”; Mikhail Sholokhov với “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Số phận một con người”; Ernest Hemingway với “Giã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”; Gabriel García Márquez với “Trăm năm cô đơn”, “Tình yêu thời thổ tả”; Kawabata Yasunari với “Ngàn cánh hạc”, “Xứ tuyết”, “Đẹp và buồn”, “Tiếng núi”…

Được cho là không dễ tiếp cận với bạn đọc phổ thông, nhưng nhiều tác phẩm trong số đó vẫn tiếp tục được tái bản, được chỉnh lý bổ sung, hoặc được dịch lại. Điều đó cho thấy sức hút từ những tác phẩm “đính mác” Nobel vẫn luôn “nặng ký” với nhiều độc giả. Những năm gần đây, tác phẩm của của các tác giả Nobel ngày càng được giới thiệu đến độc giả Việt nhanh hơn, phong phú hơn, và được đầu tư truyền thông sâu rộng hơn.

Không chỉ lựa chọn những tác phẩm “dễ đọc” như trước kia, các đơn vị xuất bản hiện sẵn sàng giới thiệu các tác phẩm có lối viết, kết cấu mới lạ, độc đáo. Cùng với việc giới thiệu những tác phẩm ra đời đã lâu nhưng chưa từng được dịch sang tiếng Việt, thì những tác phẩm của các tác giả được vinh danh giải Nobel văn chương những năm gần đây cũng nhanh chóng được mua bản quyền và chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cũng chính những đơn vị xuất bản đã tạo nên “làn sóng” chờ đợi của độc giả Việt đối với các tác phẩm văn chương Nobel. Có thể kể đến các tác giả như Svetlana Alexievich với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chenobyl”, “Zinky Boys – Những cậu bé kẽm”; Kazuo Ishiguro với “Mãi đừng xa tôi”; Patrick Modiano với “Quảng trường ngôi sao”, “Phố những cửa hiệu u tối”, “Từ thăm thẳm lãng quên”; Olga Tokarczuk với “Bieguni, những người không ngừng chuyển động”…

Những tác phẩm nói trên được lựa chọn để chuyển ngữ và thiết kế muôn màu muôn vẻ tùy theo “gu” của từng đơn vị xuất bản để hướng tới đối tượng độc giả riêng. Như Đông A Books đã cho ra mắt tủ sách “Trăm năm Nobel” với mong muốn giới thiệu chân dung và tác phẩm của tất cả các tác giả từng được trao giải thưởng Nobel Văn học. Độc giả Việt sẽ gặp lại đầy đủ các tác giả và tác phẩm văn chương Nobel mà mình yêu mến trong một diện mạo mới, sang trọng và đồng bộ.

Giải thích vì sao có tên gọi “Trăm năm Nobel”, đại diện Đông A Books cho biết: “Mỗi năm, Đông A sẽ in một hoặc nhiều tác phẩm của tác giả được nhận giải Nobel Văn học vừa tròn 100 năm về trước. Những tác phẩm có dung lượng đồ sộ gồm nhiều tập sẽ được in trước một hoặc hai tập, các tập tiếp theo sẽ ra sau”. Điểm đặc biệt là tất cả tác phẩm được in trong tủ sách “Trăm năm Nobel” đều được thực hiện theo quy cách bìa cứng bọc bằng buckram, có hộp, được in ấn bản giới hạn có đánh số, như một cách vinh danh xứng đáng dành cho những viên ngọc văn chương quý giá của nhân loại.

Ra mắt từ năm 2021, tủ sách “Trăm năm Nobel” đã giới thiệu hai ấn phẩm đầu tiên, đó là “Thi khúc & Thi phẩm” của Sully Prudhomme; “Tội ác của Sylvestre Bonnard” và “Đảo chim cánh cụt” của Anatole France. Lựa chọn hai tác giả này mở đầu cho tủ sách “Trăm năm Nobel” là bởi năm 2021 là kỷ niệm 100 năm tác giả Anatole France đoạt giải Nobel Văn học với hai tiểu thuyết được đánh giá có “văn phong tao nhã, mang chút châm biếm nhẹ nhàng, ý vị”; còn nhà thơ Sully Prudhomme là tác giả đầu tiên được trao giải Nobel Văn học vào năm 1901 “vì những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lý tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp tuyệt vời giữa tình cảm và tài năng”.

Mới đây, hai ấn phẩm tiếp theo trong tủ sách “Trăm năm Nobel” đã được ra mắt là “Lịch sử La Mã” của Mommsen – tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1902; “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” – tác giả đoạt giải Nobel văn học năm 1922. Bản tiếng Việt “Lịch sử La Mã” gồm 5 tập, do dịch giả Nguyễn Quí Hiển chuyển ngữ, sẽ được Đông A xuất bản lần lượt. Còn “Tuyển tập kịch Jacinto Benavente” được dịch giả Nguyễn Tuấn Linh chuyển ngữ từ tiếng Anh, kèm theo 15 bức minh họa do họa sĩ Lê Trí vẽ.

Bảo Khánh

Nguồn HNM


Thượng nguyên - Thơ Nguyễn Lãm Thắng

Thượng nguyên - Thơ Nguyễn Lãm Thắng

Baovannghe.vn- Một bông hoa đứng héo/ giữa bầu trời thượng nguyên
Minh họa - Gia vị ngọt ngào của Truyện ngắn đoạt giải

Minh họa - Gia vị ngọt ngào của Truyện ngắn đoạt giải

Baovannghe.vn - Ngày 24/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam ( số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội) báo Văn nghệ tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn năm 2022-2024. Văn nghệ điện tử trân trong gửi đến bạn đọc hình ảnh những minh họa góp phần làm nên thành công của truyện ngắn.
Chương trình nghệ thuật Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử

Chương trình nghệ thuật Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử

Baovannghe.vn - Diễn ra vào 19h30 ngày 26/7, tại Sân vận động 30/4, đường Nguyễn Huệ, đặc khu Côn Đảo, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chương trình nghệ thuật Côn Đảo - Bản hùng ca bất tử được tổ chức như lời tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.
"Uống nước nhớ nguồn"

"Uống nước nhớ nguồn"

Baovannghe.vn - "Uống nước nhớ nguồn" vốn là đạo lý kết nối các thế hệ người Việt Nam, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để toàn dân tộc đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề "Uống nước nhớ nguồn" xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Lê Thiết Cương: Người vẽ những khoảng trống

Lê Thiết Cương: Người vẽ những khoảng trống

Baovannghe.vn - Tôi biết và được “chơi” với họa sĩ Lê Thiết Cương qua người bạn - họa sĩ Trần Thắng. Thắng bảo: đến tư gia Lý Quốc Sư chơi, tôi vẫn hay ghé, thăm mẹ anh, ngồi ngắm tranh, nghe nhạc, uống một vài chai ngon và nghe anh nói chuyện.