Diễn đàn lý luận

Đi tìm vẻ đẹp mong manh và bất tận của văn học Nhật Bản

Tác phẩm và dư luận
09:48 | 17/09/2021
Dịch giả Lam Anh vốn được biết đến là một dịch giả văn học Nhật Bản uy tín với những dịch phẩm đã được giới thiệu tại Việt Nam như: Gối đầu lên cỏ, Ngày 210, Cỏ ven đường, Xứ tuyết… Ngoài dịch, chị cũng có nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu văn học Nhật Bản. Tác phẩm Văn học Nhật Bản - Vẻ đẹp mong manh và bất tận (NXB Tổng hợp TPHCM) là thành quả đó của chị.
aa

Dịch giả Lam Anh vốn được biết đến là một dịch giả văn học Nhật Bản uy tín với những dịch phẩm đã được giới thiệu tại Việt Nam như: Gối đầu lên cỏ, Ngày 210, Cỏ ven đường, Xứ tuyết… Ngoài dịch, chị cũng có nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu văn học Nhật Bản. Tác phẩm Văn học Nhật Bản - Vẻ đẹp mong manh và bất tận (NXB Tổng hợp TPHCM) là thành quả đó của chị.

Nhật Bản là đất nước của tinh thần duy mỹ. Người Nhật sống hết mình với hoạt động sáng tạo, thưởng thức, trân trọng và bảo tồn cái đẹp. Thế nên lịch sử văn hóa Nhật Bản là một tiến trình dài với rất nhiều thành tựu thuộc về nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Văn chương cũng là một lĩnh vực sáng tác nghệ thuật hòa trong dòng chảy đó.

Là một bộ phận của văn hóa, đồng thời là sản phẩm được tạo nên từ tinh thần duy mỹ của người Nhật, văn học Nhật Bản cần được hiểu trong sự gắn kết với cảm thức thẩm mỹ và những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống. Đó là điều quan trọng, nhưng đối với độc giả sinh trưởng bên ngoài không gian văn hóa đã hình thành nền văn học ấy thì việc thực hiện không đơn giản.

Từ rất xa xưa, từ khởi nguyên của văn chương với waka và thần thoại, người Nhật Bản đã ký thác vào nghệ thuật ngôn từ tư tưởng về cái đẹp và bản chất vô thường của thế giới. Cho nên văn chương Nhật Bản từ khởi thủy đã nói lên vấn đề cốt lõi về thân phận con người, đã có tính hiện thực ở tầm vóc nhân loại và đặc biệt là có giá trị thẩm mỹ cao.

Bên cạnh đó, vì cái đẹp trong văn chương Nhật Bản gắn với sự vô thường của thế giới, sự mong manh của kiếp người nên thường phảng phất nét buồn và tâm thái trầm tư. Đó là một đặc trưng quan trọng tồn tại xuyên suốt tiến trình lâu dài của lịch sử văn học Nhật Bản. Đặc trưng này biểu hiện ở nhiều sắc độ khác nhau trong nhiều giai đoạn, nhiều loại hình văn chương từ waka truyền thống, Truyện Genji đến những sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại và đương đại.

Nếu nói về giao lưu văn hóa, thì việc thưởng thức món ăn theo kiểu Nhật, hay thử mặc trang phục truyền thống của người Nhật, xem nghệ nhân Nhật Bản cắm hoa, pha trà, làm bánh… là những cách thưởng thức vẻ đẹp Nhật Bản dễ dàng hơn rất nhiều so với đọc văn chương, đặc biệt là đọc văn học cổ điển.

Nhưng mặt khác, nếu hiểu “vẻ đẹp” theo nghĩa rộng, tức là những giá trị tinh hoa của văn hóa tư tưởng Nhật Bản, thì những hoạt động giao lưu nói trên chỉ có thể giới thiệu đến người tham gia những biểu hiện ở mức độ đơn giản của vẻ đẹp ấy, theo chiều hướng và trong phạm vi phù hợp với tình huống diễn ra hoạt động giao lưu.

Trong khi đó, đọc văn chương ở mức độ sâu rộng sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện, đa chiều về văn hóa Nhật Bản.

Bước vào trang sách, người đọc có cơ hội “chứng kiến” mọi cảnh ngộ của đời sống con người, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có thể cảm thấy hoài nghi hay hoang mang tột độ, nhưng chính vì như thế nên cảm nghiệm văn hóa thật hơn, đầy đủ hơn qua những thông điệp mà chủ nhân của nền văn hóa ấy gửi gắm vào tác phẩm.

Những bài viết trong cuốn sách Văn học Nhật Bản - vẻ đẹp mong manh và bất tận là kết quả của một quá trình tìm kiếm vẻ đẹp trong văn học Nhật Bản theo ý nghĩa như vậy.

Vẻ đẹp đằng sau những dòng chữ không dễ thấy, dễ cảm như “Đám mây” anh đào trong lễ hội thưởng hoa. Nhưng với độc giả đủ kiên trì, đủ nặng lòng để đi tìm tinh hoa văn hóa Nhật Bản trên trang viết, vượt qua nhiều khúc ngoặt của ngôn từ ảo diệu và cảm thức thâm u, thì niềm vui phát hiện vẻ đẹp sẽ là món quà xứng đáng.

Vẻ đẹp ấy mong manh vì nó giống như sinh mệnh tồn tại trong đời, chênh vênh giữa hai miền sáng tối, giữa thực tại nghiệt ngã và mộng ước thanh cao, giữa nhịp sống xô bồ và cái tâm tĩnh lặng.

Nhưng điều thú vị là xuyên suốt chiều dài lịch sử, vẻ đẹp mong manh ấy vẫn là cái hồn của thế giới văn chương, là chiếc cầu nối từ văn học cổ điển đến văn học hiện đại, vẫn là làn hương tinh tế đón chào lữ khách đã chấp nhận cuộc hành trình vất vả để tìm đúng bông hoa.

QUỲNH YÊN

Nguồn SGGP


Bình luận

avatar-comment
Hoa câm. Tuyện ngắn của Vũ Văn Song Toàn

Hoa câm. Tuyện ngắn của Vũ Văn Song Toàn

Baovannghe.vn - Mọi người vẫn gọi nó là Câm. Bởi Câm chẳng bao giờ nói. Không biết cô có biết nói hay cô giả vờ câm để gợi lên cho người ta lòng trắc ẩn.
Unesco sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Lê Quý Đôn

Unesco sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Lê Quý Đôn

Baovannghe.vn - Quyết định cùng Việt Nam kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn (1726-2026) được Unesco đưa ra tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
Văn học đọc như showbiz

Văn học đọc như showbiz

Baovannghe.vn - Văn học giải trí, văn học showbiz thời gian gần đây đã chiến thắng công khai trước văn học thẩm mỹ đích thực, nó đánh trực diện và làm bật gốc thứ văn học vốn quen với khẩu hiệu "hữu xạ tự nhiên hương", nó tấn công không thương tiếc và đã làm chủ thị trường văn học bởi vì nó có tay trong, có kẻ làm nội gián.
Chị tôi - Thơ Trần Chấn Uy

Chị tôi - Thơ Trần Chấn Uy

Baovannghe.vn- Tôi có một người chị ở làng/ Lấy chồng lính giữa những ngày khói lửa
Khai mạc triển lãm mỹ thuật "Hành trình Huỳnh Phương Đông"

Khai mạc triển lãm mỹ thuật "Hành trình Huỳnh Phương Đông"

Baovannghe.vn - Sáng 11/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề Hành trình Huỳnh Phương Đông. Đây là triển lãm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông, trưng bày 151 tác phẩm tiêu biểu của ông.