Diễn đàn lý luận

Đọc truyện ngắn Nguyễn Thị Mai Phương

Tác phẩm và dư luận
20:17 | 15/09/2019
Trong một cuộc "nhậu" giữa tôi với nhà văn Bảo Ninh và nhà thơ Trần Anh Thái, chả nhớ rượu vào lời ra thế nào mà cuối chầu cánh tôi lại toàn nói về văn xuôi của mấy cây bút nữ cùng trang lứa: Nguyễn Thị Mai Phương, Chu Thị Minh Huệ và Trẩn Quỳnh Nga.
aa

Trong một cuộc "nhậu" giữa tôi với nhà văn Bảo Ninh và nhà thơ Trần Anh Thái, chả nhớ rượu vào lời ra thế nào mà cuối chầu cánh tôi lại toàn nói về văn xuôi của mấy cây bút nữ cùng trang lứa: Nguyễn Thị Mai Phương, Chu Thị Minh Huệ và Trẩn Quỳnh Nga.

Bảo Ninh khen Nguyễn Thị Mai Phương viết truyện ngắn sâu và cổ điển. Trần Anh Thái đánh giá cao "chất thơ" trong truyện ngắn của Mai Phương. Anh bảo nó được viết bởi lối viết nhẹ nhàng đằm thắm của tâm hồn người con gái xứ Bắc. Tôi biết Bảo Ninh là người giới thiệu Nguyễn Thị Mai Phương vào Hội Nhà văn năm nào nên anh có vẻ kiệm lời, chỉ nói một câu: Cô này viết hoạt, không bị cái tật chung của nhiều người viết mới ở vùng sâu vùng xa là văn vẻ lắm chữ. Tôi bảo chất của con gái Bắc Giang vừa tinh tế giảo hoạt lại vừa sắc sảo, lúc nào cũng dịu dàng đằm thắm đầy nữ tinh, nhưng cũng lắm suy luận suy tư giằn vặt nặng lòng với kiếp hồng nhan bạc phận của các nhân vật gái làng quê.

Tôi đọc Nguyễn Thị Mai Phương sau cùng vì có lẽ do cái duyên biết nhau muộn. Thời buổi bây giờ đọc kỹ nhau quả cái sự thân thiết gần gũi là yếu tố hàng đầu rồi mới tới câu chuyện văn bản. Tôi may mắn vì làm báo văn chương nhiều năm nên có nhiều cơ hội được đọc các cây bút mới. Đọc văn xuôi tôi mê tản văn rồi mới đến truyện ngắn. Tản văn của Mai Phương nhiều thiên khiến tôi sững sờ vì vẻ đẹp giản dị của câu chữ và cảnh đẹp thơ mộng của thiên nhiên mà o này có đặc tài vẽ cả khung cảnh bao quát lãng đãng lẫn tâm tư sâu thẳm của hồn người. Giọng kể của người kể chuyện dân gian làm người đọc bị tha hóa nhập vào cõi u mê của o nàng. Trăng thu, Thương những vòm xanh, Con đường ngày cũ, Nhà xưa, Nhật ký phù sa, Một dải sông Thương, Chờ gió, Vu Lan bất tử, Vườn chị có ma… Tôi trộm nghĩ o này viết văn mà cũng làm thơ. Cái chất thơ trong văn xuôi nó kỳ quặc hơn thơ thuần túy. Nó mang vẻ đẹp ma mị và cứu cánh không phải dễ gì ta giãi bày bằng lời ra được. Nhà văn xuôi viết tản văn là lúc hồn liêu trai nhất cõi tâm tư trước cảnh đời, cảnh vật. Thật đấy mà ảo đấy, chính nhà văn cũng chả tự biết.

Tôi có đọc được một số truyện ngắn mới của Nguyễn Thị Mai Phương viết về những con người nhà quê đương đại, ở vào cái thời kỳ đất nước quê hương đang chuyển mình nhưng chả biết chuyển mình theo hướng nào. Nó đã và đang vấp phải nhiều tai ương, nhiều chuyện khiến làng quê liêu xiêu đói chả ra đói no chả ra no. Ở đâu đó đang rầm rộ xây nhà lên tầng. Ở xó nọ phận người dúi dụi như những con gián năm nảo năm nào. Người nhà quê bèo bọt, phụ nữ nhà quê vẫn xo xó mặc cảm chưa thoát khỏi cảnh vợ nọ chồng kia. Kẻ có tiền coi vợ con như phương tiện, như con ở mà vợ coi chồng như… ông chủ… hờ. Hơn thế, vợ chồng lạc nhau trên mọi phương diện sống (truyện ngắn Chim trời lạc lối). Năm 2016 mà vẫn còn cảnh thế đấy ạ. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Mai Phương viết về những người sống ở thành phố gốc nhà quê ai cũng phải trả một cái giá đắt không ai tự giải thoát được!

Đọc các truyện ngắn mới của Nguyễn Thị Mai Phương thấy o này có một cuộc bứt phá, tự vượt mình thoát ra khỏi các câu chuyện có một cái cốt truyện vững chắc như trước đây. Giờ hình như cốt truyện được o ít chú ý hơn, khiến không khí của câu chuyện tự nó tạo cho nó có cuộc sống nhẹ nhàng thản nhiên và chiều sâu tâm tưởng của người đọc được chia sẻ đậm đà hơn mà không bị gò ép. Tôi là người mê truyện ngắn của những nhà văn viết truyện không có cốt truyện. Vì tôi thấy những truyện ấy nó khó hơn kể một câu chuyện có đầu có tai nuôi dai cũng lớn. Tuy nhiên truyện có cốt truyện mà kể chuyện hay như các cụ cổ điển thì đời nay cũng hiếm lắm.

Người viết truyện ngắn, hay nói đúng hơn, người viết văn xuôi bao giờ cũng cần có ba việc cốt yếu mà tôi cho là quan trọng nhất, ấy là sống, đi và đọc rồi mới tới viết. Sống trong đời sống đương đại bởi cuộc sống là nguồn năng lương cho người viết mà lâu nay ta hay gọi là vốn sống. Vốn sống được giàu có bởi ta luôn chăm chút cho mình bằng các hoạt động xã hội cũng như sự va vấp mà ta đi ta đến thường ngày. Đọc là nguồn năng lượng giầu có "calo" nhất vì nó không những gây men cho cảm hứng sáng tạo mà còn kích thích cho ý chí làm việc nghiêm túc mà người viết thì lúc nào cũng cần được "hâm nóng". Nguyễn Thị Mai Phương là nhà văn của gia đình, của làng quê, của phong tục, cái phong tục lâu đời của miền quê xứ Bắc đang ngày một bị các dự án, các cuộc "đổi mới" đảo lộn. Lạc lối đây không phải cô Cúc bị lạc phương hướng sống mà là cả một lứa chị em, mẹ con Cúc cùng bị con "ma" thời thế đưa lối dẫn đường mê đến chốn tăm tối của một xã hội vô phương cứu chữa. Buồn. Đau. Bất lực và mụ mị.

Thua!

Không phải Nguyễn Thị Mai Phương chịu cám cảnh buồn thua bất lực. Không phải nhà văn có ý đồ lên án hay cựa quậy kêu gọi người đương thời vùng lên mà sự thực là như thế. Lạc lối mất rồi hỡi các bạn mình ơi!

Một truyện ngắn như một lát cắt giữa đời sống nhân quần.

Các truyện ngắn gần đây của Nguyễn Thị Mai Phương càng gần với đời sống hỗn độn được viết bằng một giọng văn hơi lạnh, đủ để ta cảm nhận.

*

Có một thời ở ta văn học phê phán được đề cao, được tôn vinh, các nhà văn đa số đứng về phía người lao động cần lao. Nhiều tác giả tác phẩm được sáng tác vào thời kỳ tự do dân chủ nhất và nền văn học hiện đại Việt Nam ta cũng sản sinh ra được một lứa nhà văn tài năng với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian. Đó là thời trước cách mạng. Hồi ấy văn học tự thấy sứ mệnh của mình phải phản ảnh xã hội bất công, một lũ quan tham, một bầy người cam phận làm tôi tớ tăm tối. Văn học và tư tưởng xã hội gặp nhau, được hòa nhập với nhau và các nhà văn được sủng ái…

Rồi đến một thời văn học cách mạng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các nhà văn được học tập, thấm nhuần tư tưởng mới, nhìn cái gì cũng đẹp, các nhà văn khai thác cái tốt, cái tích cực để đề cao. Các trại viêt được tổ chức để tập trung tư tưởng, tập trung đề tài, đề cao công nông binh, đề cao cuộc sống…

Thời nay, cái còn lại của hai di sản kể trên, ta đã có mấy mươi năm thời kỳ đổi mới. Không khí văn chương lúc đầu cũng rôm rả, và quả thật trong vài chục năm đã có được đôi ba mùa vụ, xuất hiện được một vài tác giả với những tác phẩm đáng nể. Nhưng rồi tình hình lại rất… tình hình... Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Thị Mai Phương với tác phẩm mới, tập truyện ngắn Cỏ mã linh do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành cuối năm 2018 vừa qua là một dấu ấn đáng chú ý. Mỗi truyện đều có ý tưởng riêng, cả tập có chung một chủ đề, ấy là chúng ta đang sống trong cuộc sống mà xã hội đang hối hả tiến lên, nhưng tiến lên đâu thì còn đang tìm kiếm. Con người, nhất là các bà các cô, các nhân vật trong truyện của Nguyễn Thị Mai Phương đều rất tốt, rất đáng yêu, mang đủ phẩm chất của người con gái Việt Nam, nhưng trong cuộc sống ai cũng nhiều trắc trở, cứ thấy mỗi người đều thiêu thiếu cái gì, muốn vùng vẫy quẫy đạp nhưng không ai tự vượt ra khỏi cái không gian chật hẹp mà mọi người đều cảm thấy. Cảm thấy thôi, cái hay, cái hấp dẫn của truyện là ở chỗ này. Cảm thấy nhưng không thể gọi thành tên được…

Nguồn Văn nghệ số 37/2019


Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Baovannghe.vn - Báo Văn nghệ số 50/2024 ra ngày 14/12/2024 có các nội dung sau đây:
Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Baovannghe.vn - Lê Vĩnh Thái luôn mang tâm thế là một thầy giáo nghèo vùng ngoại ô của Huế. Sự vất vả, lam lũ, khung cảnh nông thôn chính vì thế luôn là không gian nghệ thuật nổi bật trong thơ anh.
Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Baovannghe.vn - Trong tranh của Trương Đình Hào, ta thường bắt gặp nón quai thao, một cặp nam nữ đang hát quan họ, các con vật và vật dụng thường ngày… Thoạt nhìn, rất dễ để xem tranh Hào dưới góc nhìn văn hoá, di sản: các tác phẩm ghi lại các hoạt động bình dị hằng ngày của đời sống nông thôn ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn trước Đổi mới.
Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trong đáBaovannghe.vn - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội là trụ sở của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tòa nhà bình dị này mang một ý nghĩa rất lớn.
Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Baovannghe.vn- Tôi gặp mùa thu trên mặt sông đầy/ nhịp cầu giống chiếc đòn gánh lớn