Nhà văn Đào Thắng tên đầy đủ là Đào Đình Thắng, sinh ngày 10/8/1946 tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông từng là lính pháo binh ở tuyến lửa khu 4, mặt trận Đường 9, Quảng Trị. Sau 6 năm chiến đấu với căn bệnh tim hiểm nghèo, ông đã qua đời ngày 22.4.2024 (nhằm ngày 14 tháng 3 năm Giáp Thìn) lúc 13h59 tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, hưởng thọ 79 tuổi.
Lễ nhập quan vào hồi 8h ngày 24.4.2024 (nhằm ngày 16 tháng 3 năm Giáp Thìn). Lễ viếng từ 9h15 đến 11h cùng ngày tại nhà tang lễ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, hoả táng tại Đài hoá thân hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội. An táng tại nghĩa trang quê nhà, thôn 3 Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Nhà văn Đào Thắng từng giữ chức Chánh Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó là Trưởng Ban Chuyên đề Hội Nhà văn Việt Nam Trong sự nghiệp cầm bút, ông có nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang như:
Nhà văn Đào Thắng đã xuất bản: Điểm cao thành phố (tiểu thuyết, 1982); Nước mắt (tiểu thuyết, 1991); Dòng sông mía (tiểu thuyết; 2004, tái bản 2004, 2005, 2006, 2007); Đất xanh (tiểu thuyết, 2006); Ngàn năm (2006); Xứ sở Long (2010); Dọc miền Trung (2012); Về xứ Thanh (tập bút ký, 2014); Đất Hưng Hà (bút ký, 2015); “Tiếng vọng Đồng Lộc”, tiểu thuyết năm 2018.
Đại tá – nhà văn Đào Thắng đã đạt Giải thưởng văn học đề tài Quốc phòng An ninh Hội Nhà văn Việt Nam (1991-1993). Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1989- 1994) với tiểu thuyết Nước mắt. Giải thưởng Điện ảnh 5 năm Bộ Quốc phòng với Thị xã vẫn yên tĩnh (1989); Nhịp sống mặt trận (1989), Chào nhé Apsara (1987)… Bốn lần giải hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam (1984, 1985, 1986, 1987); Giải A cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 2 của Hội Nhà văn Việt Nam (2003-2005) với tiểu thuyết Dòng sông mía. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2016.
Báo Văn nghệ xin chia buồn sâu sắc cùng gia quyến nhà văn Đào Thắng.
Văn nghệ